Thông báo tình hình SVGH kỳ 21
Toàn tỉnh - Tháng 5/2020

(Từ ngày 15/05/2020 đến ngày 21/05/2020)

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC TRỒNG TRỌT& BVTV
 

Số:  21/TB - TT&BVTV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày 21 tháng 05 năm 2020

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
(Từ ngày 15 tháng 5 năm 2020 đến ngày 21 tháng 5 năm 2020)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết:

Nhiệt độ: Trung bình  25,8 - 33,30 C; Cao 32 - 360C; Thấp 25 - 270C.

Nhận xét khác: Trong kỳ, ngày trời nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác ở một số nơi. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

- Lúa muộn trà 1

Diện tích: 20.133,1 ha

Sinh trưởng: Chín  - thu hoạch

- Lúa muộn trà 2

Diện tích: 16.126,8 ha

Sinh trưởng: Chín sáp - chín

- Ngô xuân

Diện tích: 5.590 ha

Sinh trưởng: Chín  - thu hoạch

- Chè

Diện tích: 16.340 ha

Sinh trưởng: PTB - thu hoạch

- Cây bưởi:

Diện tích trên 4.346 ha

Sinh trưởng đối với bưởi KD: PT Quả

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

1. Trên lúa muộn trà 1:

- Bệnh khô vằn: Tỷ lệ hại phổ biến 1,9%, cao 18,9%; diện tích nhiễm 112,8 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Đoan Hùng; tăng so với CKNT 112,8 ha.

- Rầy các loại: Mật độ rầy phổ biến 94 con/m2, cao cục bộ 1.100 con/m2 (Đoan Hùng). Diện tích nhiễm 71,1 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Đoan Hùng; tăng so với CKNT 71,1 ha.

2. Trên lúa muộn trà 2:

- Bệnh khô vằn: Tỷ lệ hại phổ biến 1,6 - 9,5%, cao 11,4 - 21%; diện tích nhiễm 202,1 ha (Nhiễm nhẹ 181,3 ha, trung bình 20,8 ha) tại Tân Sơn, Lâm Thao, Tam Nông, Cẩm Khê; tăng so với CKNT 0,2 ha. Diện tích đã phòng trừ 20,8 ha.

- Rầy các loại: Mật độ rầy phổ biến 33 - 94 con/m2, cao 210 - 840 con/m2. Diện tích nhiễm 28,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ); tăng so với CKNT 28,7 ha.

3. Trên cây chè:

- Bọ xít muỗi: Tỷ lệ hại phổ biến 0,4 - 2,7 %, cao 4,0 - 8,0 %; diện tích nhiễm 697,1 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Cẩm Khê; giảm so với CKNT 94,3 ha.

- Bọ cánh tơ: Tỷ lệ hại phổ biến 0,5 - 1,6 %, cao 4,0 - 8,0 %; diện tích nhiễm 325,1 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Đoan Hùng, Thanh Ba, Thanh Sơn; giảm so với CKNT 841,9 ha.

- Rầy xanh: Tỷ lệ hại phổ biến 0,4 - 1,7 %, cao 3,0 - 7,0 %; diện tích nhiễm 100,7 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Đoan Hùng; giảm so với CKNT 904,4 ha.

Ngoài ra: Nhện đỏ hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Nhện, bệnh thán thư, rệp các loại, bọ xít vai nhọn, sâu vẽ bùa, sâu ăn lá, bệnh chảy gôm phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Sâu ong ăn lá mỡ hại rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên cây keo.

III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG 7 NGÀY TỚI:

1. Trên lúa xuân:

- Bệnh khô vằn: Bệnh khô vằn sẽ tiếp tục gây hại nhẹ trên trà muộn và trên ruộng lúa bị đổ ngã do mưa giông.

- Rầy các loại: Trong điều kiện thời tiết có nắng mưa xen kẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho rầy tích lũy, gia tăng mật độ và gây hại nhẹ trên những diện tích lúa muộn, sau đó chuyển lứa gây hại trên mạ mùa và là nguồn gây hại trên lúa mùa sớm. Các huyện cần chú ý: Tam Nông, TP. Việt Trì, Đoan Hùng, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Tân Sơn, Yên Lập, ....

2. Trên cây chè: Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại rải rác.

3. Trên cây ăn quả: Sâu đục thân, cành; rầy, rệp các loại, nhện, sâu vẽ bùa, bệnh loét, sẹo, bệnh chảy gôm phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

4. Trên cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ sâu ong ăn lá mỡ để có biện pháp chỉ đạo kịp thời (Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, ...).

Ngoài ra: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng hại nhẹ. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:

1. Trên lúa:

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5SC, Saizole 5SC, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

Lưu ý: Đối với lúa giai đoạn chín 2/3 bông  nếu phát hiện sâu bệnh vượt ngưỡng thì không phun thuốc mà tiến hành thu hoạch sớm để giảm thiệt hại và đảm bảo an toàn sản phẩm.

2. Trên ngô xuân: Tập trung thu hoạch những diện tích ngô đã chín.

3. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

4. Trên cây bưởi: Các vườn bưởi thời kỳ kinh doanh cần chú ý phòng trừ một số đối tượng như sâu đục thân, cành; rầy, rệp các loại, nhện, sâu vẽ bùa, bệnh loét, sẹo, bệnh chảy gôm để sâu bệnh không gây hại và ảnh hưởng tới quả.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

Nơi nhận:

- Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);

- Phòng KHTC sở;

- LĐCC;

- Các Phòng, Trạm TT&BVTV (s/i);

- Lưu: VT, KT.

K/T CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

 (Đã ký)

Nguyễn Trường Giang


DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH 
(Từ ngày 15 tháng 5 năm 2020 đến ngày 21 tháng 5 năm 2020)

TT

Đối tượng

Cây trồng

Mật độ (con/m2), Tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ

TB

Nặng

Mất trắng

1

Bệnh khô vằn

Lúa  muộn trà 1

1,9

18,9

112,8

112,8

112,8

Đoan Hùng

2

Rầy các loại

94

Cao CB 1.100(ĐH)

71,1

71,1

71,1

Đoan Hùng

3

Bệnh khô vằn

Lúa  muộn trà 2

1,6 - 9,5

11,4 - 21

202,1

181,3

20,8

0,2

20,8

Tân Sơn, Lâm Thao, Tam Nông, Cẩm Khê

4

Rầy các loại

33 - 94

210 - 840

28,7

28,7

28,7

Tam Nông

5

Bọ xít muỗi

Chè

0,4 - 2,7

4,0 - 8,0

697,1

697,1

-94,3

Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Cẩm Khê

6

Bọ cánh tơ

0,5 - 1,6

4,0 - 8,0

325,1

325,1

-841,9

Đoan Hùng, Thanh Ba, Thanh Sơn

7

Rầy xanh

0,4 - 1,7

3,0 - 7,0

100,7

100,7

-904,4

Đoan Hùng

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...