Thông báo tình hình SVGH kỳ 19
Toàn tỉnh - Tháng 5/2020

(Từ ngày 01/05/2020 đến ngày 07/05/2020)

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC TRỒNG TRỌT& BVTV
 

Số:  19/TB - TT&BVTV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày 07 tháng 05 năm 2020

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
(Từ ngày 01 tháng 5 năm 2020 đến ngày 7 tháng 5 năm 2020)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết:

Nhiệt độ: Trung bình  27,5 - 31,50 C; Cao 32 - 370C; Thấp 23 - 260C.

Nhận xét khác: Trong kỳ, đầu kỳ do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió nên khu vực tỉnh  có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, sau mưa giảm dần; từ giữa kỳ trời không mưa, ngày có nắng. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

- Lúa muộn trà 1

Diện tích: 20.133,1 ha

Sinh trưởng: Chín sáp - chín

- Lúa muộn trà 2

Diện tích: 16.126,8 ha

Sinh trưởng: Trỗ - phơi màu - chín sữa

- Ngô xuân

Diện tích: 5.590 ha

Sinh trưởng: Chín sữa - chín sáp

- Chè

Diện tích: 16.340 ha

Sinh trưởng: PTB - thu hoạch

- Cây bưởi:

Diện tích trên 4.346 ha

Sinh trưởng đối với bưởi KD: PT Quả

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

1. Trên lúa muộn trà 1:

- Bệnh khô vằn: Tỷ lệ hại phổ biến 1,8 - 9,2%, cao 12 - 22,3%, cục bộ 42,8% (TP. Việt Trì); diện tích nhiễm 1.498,5 ha (Nhiễm nhẹ 1.251,7 ha, trung bình 217,1 ha, nặng 29,7 ha(TP.Việt Trì)) tại hầu hết các huyện, thành, thị; tăng so với CKNT 1.307,4 ha. Diện tích đã phòng trừ 184,8 ha.

- Rầy các loại: Mật độ rầy phổ biến 80 - 280 con/m2, cao 500 - 800 con/m2, cục bộ 1.200 - 4.000 con/m2 (Lâm Thao, TP. Việt Trì, Phù Ninh, Tam Nông, Hạ Hòa, Phú Thọ, Cẩm Khê, Yên Lập), cá biệt ruộng 7.000 - 8.000 con/m2 (Xã Kim Đức, Thụy Vân TP. Việt Trì; xã Phú Mỹ huyện Phù Ninh). Diện tích nhiễm 334,7 ha (Nhiễm nhẹ 218 ha, trung bình 105,8 ha, nặng 10,9 ha (Xã Thụy Vân, Kim Đức TP. Việt Trì; xã Phú Mỹ huyện Phù Ninh; xã Cao Xá, Vĩnh Lại, Tiên Kiên huyện Lâm Thao)); tăng so với CKNT 299,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 76,1 ha.

- Bệnh bạc lá: Tỷ lệ hại phổ biến 1,2 - 6,5%, cao 13,3 - 22%, cục bộ 30 - 50% (xã Đồng Trung, Đào Xá huyện Thanh Thủy; Xã Cao Xá, Bản Nguyên, huyện Lâm Thao); diện tích nhiễm 113 ha (Nhiễm nhẹ 103,3 ha, trung bình 5,8 ha, nặng 3,9 ha (Thanh Thủy, Lâm Thao)); tăng so với CKNT 113 ha. Diện tích đã phòng trừ 56,9 ha.

- Bệnh đốm sọc vỉ khuẩn: Tỷ lệ hại phổ biến 0,3 - 0,7%, cao 1,5 - 8,0%, cục bộ 40% (xã cao Xá huyện Lâm Thao); diện tích nhiễm 15,5 ha (Nhiễm nhẹ 10,3 ha, trung bình 5,2 ha) tại Lâm Thao; tăng so với CKNT 15,5 ha. Diện tích đã phòng trừ 10,3 ha.

2. Trên lúa muộn trà 2:

- Bệnh khô vằn: Tỷ lệ hại phổ biến 2,1 - 5,1%, cao 11,4 - 28%, cục bộ 32,3% (TP.Việt Trì); diện tích nhiễm 1.179,1 ha (Nhiễm nhẹ 927,9 ha, trung bình 251,2 ha) tại hầu hết các huyện, thành, thị; giảm so với CKNT 279,8 ha. Diện tích đã phòng trừ 228,4 ha.

- Rầy các loại: Mật độ rầy phổ biến 80 - 210 con/m2, cao 600 - 750 con/m2, cục bộ 1.100 - 1.400 con/m2 (Thanh Sơn, Cẩm Khê, Yên Lập), cá biệt ruộng 8.040 con/m2 (xã Kim Đức TP. Việt Trì). Diện tích nhiễm 338,7 ha (Nhiễm nhẹ 307 ha, trung bình 31,7 ha); giảm so với CKNT 525,8 ha. Diện tích đã phòng trừ 26,2 ha.

- Bệnh bạc lá: Tỷ lệ hại phổ biến 1,1 - 8,0%, cao 10,4 - 22%; diện tích nhiễm 202,3 ha (Nhiễm nhẹ 197,4 ha, trung bình 4,9 ha) tại Tam Nông, Cẩm Khê; tăng so với CKNT 201,8 ha. Diện tích đã phòng trừ 202,3 ha.

- Bệnh đốm sọc vỉ khuẩn: Tỷ lệ hại phổ biến 0,6 - 2,7%, cao 20 - 25%; diện tích nhiễm 55,7 ha (Nhiễm nhẹ 5 ha, trung bình 50,7 ha) tại Lâm Thao, TP.Việt Trì, Hạ Hòa; tăng so với CKNT 55,7 ha. Diện tích đã phòng trừ 50,7 ha.

- Bệnh sinh lý: Tỷ lệ hại phổ biến 3,0%, cao 11,2%; diện tích nhiễm 80 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Tân Sơn; tăng so với CKNT 80 ha.

3. Trên ngô xuân:

- Bệnh khô vằn: Tỷ lệ hại phổ biến 1,2 - 2,7%, cao 8,0 - 16%; diện tích nhiễm 28,5 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Thủy; tăng so với CKNT 28,5 ha.

Ngoài ra: Sâu đục thân, bắp, bệnh đốm lá hại rải rác. Chuột hại cục bộ.

4. Trên cây chè:

- Bọ xít muỗi: Tỷ lệ hại phổ biến 0,7 - 3,0 %, cao 5,0 - 8,0 %; diện tích nhiễm 718,2 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Sơn; tăng so với CKNT 153,8 ha.

- Bọ cánh tơ: Tỷ lệ hại phổ biến 0,7 - 1,7 %, cao 4,0 - 6,0 %; diện tích nhiễm 519,4 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Tân Sơn, Đoan Hùng, Thanh Sơn, Yên Lập; giảm so với CKNT 438,1 ha.

- Rầy xanh: Tỷ lệ hại phổ biến 0,6 - 2,5 %, cao 5,0 - 7,0 %; diện tích nhiễm 502,6 ha (Chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Hạ Hòa, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Đoan Hùng, Thanh Sơn; giảm so với CKNT 87,8 ha.

Ngoài ra: Bệnh phồng lá, đốm xám hại rải rác.

5. Trên cây ăn quả: Bệnh thán thư, rệp các loại, bọ xít vai nhọn, sâu vẽ bùa, sâu ăn lá, bệnh chảy gôm phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

6. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, rệp gây hại nhẹ rải rác. Sâu ong ăn lá mỡ hại rải rác. Bệnh chết ngược, mối hại gốc gây hại cục bộ trên cây keo.

III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG 7 NGÀY TỚI:

1. Trên lúa xuân:

- Rầy các loại: Trong kỳ tới, thời tiết được dự báo có nắng nóng, tạo điều kiện thuận lợi cho rầy tiếp tục nở, tích lũy và gia tăng mật độ, gây hại cục bộ trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng, gây cháy chòm, cháy ổ trên diện tích lúa đang chín sáp nếu không được phòng trừ kịp thời. Các huyện cần chú ý: Lâm Thao, TP. Việt Trì, Phù Ninh, Cẩm Khê, Tam Nông, Yên Lập, TX. Phú Thọ, Hạ Hòa, Thanh Ba, ....

- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại trên tất cả các trà lúa sau trỗ, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Bệnh sẽ tiếp tục phát triển, lây lan trong điều kiện thời tiết sau mưa rào, giông lốc trên diện tích lúa chân trũng, vàn thấp, diện tích sau ngập úng hoặc bị nước tràn qua, chân ruộng bị dồn, đọng nước, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, gây ảnh hưởng đến năng suất lúa nếu không được phòng trừ kịp thời.

2. Trên ngô xuân:

- Sâu đục bắp gây hại nhẹ, Chuột gây hại cục bộ cần lưu ý diện tích trồng ngô ven sông, suối. Ngoài ra: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá nhỏ hại rải rác.

3. Trên cây chè: Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, bệnh phồng lá chè hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Sâu đục thân, cành; rầy, rệp các loại, nhện, sâu vẽ bùa, bệnh loét, sẹo, bệnh chảy gôm phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.

5. Trên cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ sâu ong ăn lá mỡ để có biện pháp chỉ đạo kịp thời (Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, ...).

Ngoài ra: Bệnh khô cành khô lá, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng hại nhẹ. Mối hại gốc gây hại cục bộ trên keo.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:

1. Trên lúa:

- Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa mới trỗ đến chín sữa có mật độ rầy cám trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) thì dùng một trong số các loại thuốc lưu dẫn ví dụ: Chersieu75 WG, Nibas 50 EC, Superista 25 EC, Midan 10 WP, Hichespro 500WP,  Chess 50WG, … .

Đối với lúa đang trong giai đoạn chín sáp thì sử dụng một trong số các loại thuốc ví dụ:  Hichespro 500WP,  Chess 50WG, Nibas 50 EC, Boxing 405EC, Babsax 40WP,... và cần phải rẽ băng từ 0,8 - 1m, phun kỹ vào gốc lúa.

Đối với lúa giai đoạn chín sáp - chín nếu phát hiện nhiễm rầy vượt ngưỡng thì không phun thuốc mà có thể thu hoạch sớm với phương châm "Xanh nhà hơn già đồng" để tránh lãng phí thuốc và đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, ví dụ: Chevin 5SC, Saizole 5SC, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Thăm đồng thường xuyên, khi ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các loại thuốc được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Totan 200WP, Basu 250WP, ViSen 20SC, ...). Những ruộng bị bệnh nặng cần phun kép 2 lần, cách nhau 3 - 5 ngày.

Ngoài ra: Cần chú ý phòng trừ các ổ bệnh đạo ôn cổ bông, sâu đục thân, bọ xít dài,...

2. Trên ngô xuân: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

3. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng.

4. Trên cây bưởi: Các vườn bưởi thời kỳ kinh doanh cần chú ý phòng trừ một số đối tượng như sâu đục thân, cành; rầy, rệp các loại, nhện, sâu vẽ bùa, bệnh loét, sẹo, bệnh chảy gôm để sâu bệnh không gây hại và ảnh hưởng tới quả.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly; Khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì đúng nơi quy định của địa phương./.

Nơi nhận:

- Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);

- Phòng KHTC sở;

- LĐCC;

- Các Phòng, Trạm TT&BVTV (s/i);

- Lưu: VT, KT.

K/T CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

 (Đã ký)

Nguyễn Trường Giang


DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH 
(Từ ngày 1 tháng 5 năm 2020 đến ngày 7 tháng 5 năm 2020)

TT

Đối tượng

Cây trồng

Mật độ (con/m2), Tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ

TB

Nặng

Mất trắng

1

Bệnh khô vằn

Lúa  muộn trà 1

1,8 - 9,2

12 - 22,3;CB 42,8(VT)

1.498,5

1.251,7

217,1

29,7

1.307,4

184,8

12/13 huyện, thành, thị

2

Rầy các loại

80 - 280

500 - 800;CB 1.200 - 4.000(LT,TN,HH, PN,PT,YL,CK) cá biệt 7.000 - 8.000(VT,PN)

334,7

218

105,8

10,9

299,7

76,1

12/13 huyện, thành, thị

3

Bệnh bạc lá

1,2 - 6,5

13,3 - 22;CB30 - 50(LT,TT)

113,0

103,3

5,8

3,9

113

56,9

Lâm Thao, Phù Ninh, Việt Trì, Thanh Thủy, tam Nông, Hạ Hòa

4

Bệnh đốm sọc VK

0,3 - 0,7

1,5 - 8,0; CB 40(LT)

15,5

10,3

5,2

15,5

10,3

Lâm Thao

5

Bệnh khô vằn

Lúa  muộn trà 2

2,1 - 5,1

11,4 - 28;CB 32,3(VT)

1.179,1

927,9

251,2

-279,8

228,4

10/13 huyện, thành, thị

6

Rầy các loại

80 - 210

600 - 750;CB 1.100 - 1.400(ThS,CK,YL); cá biệt 8.040(VT)

338,7

307

31,7

-525,8

26,2

Việt Trì, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Yên Lập, Tân Sơn

7

Rầy các loại (trứng)

10 - 80

120 - 416

31,7

31,7

31,7

Việt Trì, Tam Nông, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba

8

Bệnh bạc lá

1,1 - 8,0

10,4 - 22

202,3

197,4

4,9

201,8

202,3

Tam Nông, Cẩm Khê

9

Bệnh đốm sọc VK

0,6 - 2,7

 20 - 25

55,7

5

50,7

55,7

50,7

Lâm Thao, Việt Trì, Hạ Hòa

10

Bệnh sinh lý

3

11,2

80

80

80

Tân Sơn

11

Bệnh khô vằn

Ngô xuân

1,2 - 2,7

8,0 - 16

28,5

28,5

28,5

Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Thủy, Phù Ninh

12

Bọ xít muỗi

Chè

0,7 - 3,0

5,0 - 8,0

718,2

718,2

153,8

Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Sơn

13

Bọ cánh tơ

0,7 - 1,7

4,0 - 6,0

519,4

519,4

-438,1

Tân Sơn, Đoan Hùng, Thanh Sơn, Yên Lập

14

Rầy xanh

0,6 - 2,5

5,0 - 7,0

502,6

502,6

-87,8

Hạ Hòa, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Đoan Hùng, Thanh Sơn

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...