Thông báo sâu bệnh tháng 3 Dự báo sâu bệnh thang 4
Thanh Sơn - Tháng 4/2015

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 03/2015:

1. Trên lúa xuân muộn:

    - Chuột hại nhẹ; Diện tích nhiễm 129,27 ha.

    - Bệnh khô vằn hại nhẹ; Diện tích nhiễm 454,8 ha.

    - Đạo ôn lá hại nhẹ, cục bộ ổ trung bình - nặng. Tổng diện tích nhiễm 63,13 ha; Trong đó nhiễm nhẹ 61,01 ha; Nhiễm nặng 2,12 ha.

    * Ngoài ra: Rầy các loại đang giai đoạn tích lũy mật độ gây hại nhẹ; Sâu đục thân gây dảnh héo rải rác; Nguồn bệnh đốm sọc vi khuẩn, bạc lá xuất hiện rải rác trên đồng ruộng.

2. Trên ngô xuân:

     - Sâu xám hại nhẹ rải rác trên các diện tích ngô trồng muộn. Sâu ăn lá hại nhẹ rải rác.

3. Cây chè:

     - Rầy xanh hại nhẹ; Diện tích nhiễm 356,91 ha.

     - Bọ cánh tơ hại nhẹ; Diện tích nhiễm 452,57 ha.

     - Bọ xít muỗi hại nhẹ; Diện tích nhiễm 164,57 ha.

  4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá hại nhẹ rải rác trên bạch đàn.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 04/2015:

1. Trên lúa xuân muộn:

     - Bệnh đạo ôn lá: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại. Mức độ hại gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng gây cháy chòm cháy ổ trên những ruộng không được phòng trừ kịp thời. Đặc biệt lưu ý trên những giống nhiễm như BC15, nếp, HT1, KD18, Nhị ưu 838.... ; các ruộng xanh tốt bón nhiều đạm, bón không cân đối. Những ruộng đã bị đạo ôn lá lưu ý phải phun phòng đạo ôn cổ bông.

    - Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại mạnh ở giai đoạn lúa đứng cái làm đòng đến trỗ, mức độ gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng cấy dày, bón nhiều đạm, bón không cân đối.

    - Rầy các loại: phát sinh và gây hại trên lúa giai đoạn làm đòng đến trỗ; mức độ gây hại nhẹ đến - trung bình, cục bộ ổ nặng.

    - Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Đề phòng trong điều kiện thời tiết mưa bão. Nguồn bệnh sẵn có trên đồng ruộng lây lan, phát triển gây hại mức độ nhẹ, cục bộ trung bình.

    - Sâu đục thân 2 chấm: gây hại giai đoạn lúa trỗ, gây bông bạc rải rác, cục bộ một xã hại mức độ nhẹ, cục bộ ổ trung bình. Các xã cần lưu ý: Yên Sơn, Cự Đồng, Yên Lương, Yên Lãng, Sơn Hùng, Võ Miếu ….

    - Bọ xít dài hại nhẹ, cục bộ trung bình trên các diện tích lúa trỗ trước so với đại trà, những ruộng lúa thơm, lúa chất lượng cao.

    - Ngoài ra: Cần lưu ý ổ châu chấu tre lưng vàng gây hại trên lúa, hiện nay châu chấu tre lưng vàng đã nở tại xóm Viết khu Gò Đen xã Tinh Nhuệ; khu  xóm Đồi xã Lương Nha; Khu Dẹ 1, Dẹ 2 xã Văn Miếu; Khu Đông Thịnh, Đông Vượng, khu né xã Yên Lãng với mật độ trung bình 50 - 70 con/ổ, cao 200 - 250 con/ổ, cục bộ 500 - 700 con/ổ. Riêng ở Yên Lãng mật độ châu chấu cục bộ tới 1500 con/ổ.

2. Trên ngô:

    - Sâu ăn lá hại nhẹ, sâu đục thân hại rải rác.

3. Trên chè:

- Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ hại nhẹ.

4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô lá, khô cành, đốm lá gây hại nhẹ rải rác trên cây keo, bạch đàn.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa xuân muộn:

     Tăng cường kiểm tra thăm đồng; phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, đặc biệt cần lưu ý:

      - Bệnh đạo ôn lá: khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh dừng bón các loại phân bón hoá học, phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng. Trên những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 10%, sử dụng thuốc Katana 20 SC, Kabim 30 WP, Bemsuper 75WP, Fuji-one 40 WP,  Fu-army 30 WP, ... phun theo chỉ dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì. Nếu ruộng bị nặng phải phun kép 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày, phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá: khi lúa vào giai đoạn trổ bông, những ruộng đã bị đạo ôn lá cần phun phòng đạo ôn cổ bông, nếu thời tiết âm u và có mưa ẩm kéo dài.

       - Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20% sử dụng các loại thuốc như Cavil 50WP, Lervil 5SC, Anvil 5SC, validacin 3SC, 5SC ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

       - Rầy các loại: Chỉ phun thuốc trên ruộng có mật độ trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm), sử dụng một trong các loại thuốc như: Victory 585EC, F16 - 600EC,  Ni Bassa 50EC, Rockfos, ... Khi mật độ cao hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc: Midan 10WP, Asimo 10WP, Sectox 10WP, Actara 25WP, ... pha theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì, rẽ hàng phun kỹ vào gốc lúa.

- Sâu đục thân 2 chấm: phun phòng trừ sâu đục thân gây bông bạc; Thời gian phun tốt nhất trước khi lúa trỗ 4 - 6 ngày (Khi đòng nứt ống lam). sử dụng 01 trong các loại thuốc: Vitory 585EC, F16 - 600EC, Tasodant 600EC, ... có thể hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc Tango50 SC, Dylan 10WG, Rigell 800WG, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

     - Châu chấu che lưng vàng: khi phát hiện các ổ phun bằng thuốc Vitory 585 EC.

     - Bệnh đốm sọc vi khuẩn, bạc lá: Khi ruộng chớm bị bệnh phải ngừng bón phân hóa học, phân bón qua lá, các chất kích thích sinh trưởng và cần phun phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc: Starwiner 20 WP, Xanthomix 20 WP, Sa sa 20 WP ...  pha và phun kỹ theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Ruộng bị nặng phải phun kép 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày.

2. Trên ngô xuân:

      Chăm sóc, phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ.

3. Trên cây chè:

      Theo dõi các đối tượng sâu bệnh hại. Phun phòng trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

4. Trên cây lâm nghiệp:

      Phòng trừ các đối tượng sâu bệnh khi đến ngưỡng gây hại bằng các loại thuốc đặc hiệu.

Nơi nhận:

- Chi cục BVTV (b/c),

- UBND huyện, huyện uỷ (b/c),

  - Ban chỉ đạo sản xuất huyện

- Các phòng ban liên quan (p/h),

- UBND 23 xã, TT, Đài truyền thanh huyện.

- Lưu: bvtv.

Trạm trưởng

Lê Hồng Thiết

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...