Thông báo sâu bệnh tháng 2 Dự báo sâu bệnh thang 3
Thanh Sơn - Tháng 3/2015

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 02/2015:

1. Trên lúa xuân muộn:

    - Ốc bươu vàng hại nhẹ; Diện tích nhiễm 173,94 ha.

    - Bệnh sinh lý: Gây hại nhẹ; Diện tích nhiễm 59,34 ha.

    - Ruồi đục nõn hại nhẹ trên các diện tích cấy sớm; Diện tích nhiễm 190,88 ha

    * Ngoài ra: Chuột hại cục bộ trên những diện tích lúa cấy sớm ở ven đồi gò, mương mước và ven đường. Nguồn bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện rải rác ở một số xã Cự  Đồng, Địch Quả, Sơn Hùng, Văn Miếu, Thạch Khoán, …

2. Trên ngô xuân:

     - Sâu xám hại nhẹ rải rác trên các diện tích ngô trồng sớm.

3. Trên rau:

     - Bệnh đốm vòng: Gây hại nhẹ, diện tích bị hại 17,3 ha

     - Bệnh sương mai: Gây hại nhẹ; Diện tích nhiễm nhẹ 32 ha.

     - Sâu xanh: Gây hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 37,3 ha, trong đó nhiễm nhẹ 26 ha, trung bình 11,3 ha.

     - Bọ nhảy: Gây hại nhẹ, diện tích bị hại 32 ha.

     * Ngoài ra: Sâu tơ, sâu khoang, bệnh thối nhũn, rệp gây hại nhẹ rải rác.

4. Cây chè:

     - Rầy xanh hại nhẹ; Diện tích nhiễm 262,69 ha.

     - Bọ cánh tơ hại nhẹ; Diện tích nhiễm 237,31 ha.

  5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh lở cổ rễ, phấn trắng hại nhẹ rải rác trên cây con trong vườn ươm. Bệnh đốm lá hại nhẹ rải rác trên bạch đàn.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 03/2015:

1. Trên lúa xuân muộn:

     - Bệnh đạo ôn lá: Đề phòng trong điều kiện thời tiết ấm, âm u, ẩm độ không khí cao và có kèm theo mưa phùn là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, lây lan và gây hại. Mức độ hại gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng nếu không được phát hiện, phòng trừ kịp thời. Lưu ý; trên các giống lúa nếp, KD 18 ... những ruộng xanh tốt bón thừa đạm.

    - Ruồi đục nõn gây hại nhẹ đến trung bình trên các diện tích lúa cấy sớm, xanh tốt, cấy dày.

    - Chuột hại mức độ nhẹ, cục bộ hại trung bình - nặng tại các diện tích lúa ven đồi, gò, gần bờ mương, bờ đường lớn, khu vực chăn nuôi thủy cầm... .

2. Trên ngô:

    - Sâu xám, chuột hại rải rác.

3. Trên chè:

- Bệnh phồng lá hại nhẹ, cục bộ trung bình.

- Bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ hại nhẹ.

4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô lá, khô cành gây hại nhẹ rải rác trên cây keo. Bệnh phấn trắng, héo rũ, ... hại nhẹ cây con ở vườn ươm.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa xuân muộn:

    - Tiến hành chăm sóc làm cỏ sục bùn, bón phân thúc đẻ cân đối để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.

    - Bọ trĩ, ruồi đục nõn: gây hại ở giai đoạn lúa bén rễ, hồi xanh, đẻ nhánh; mức độ hại nhẹ đến trung bình.

     Tăng cường kiểm tra thăm đồng; phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, đặc biệt cần lưu ý bệnh đạo ôn lá: khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh dừng bón các loại phân bón hoá học, phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng. Trên những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 10%, sử dụng thuốc Kabim 30 WP, Katana 20 SC, Bemsuper 75WP, Fuji-one 40 WP,  Fu-army 30 WP, ... phun theo chỉ dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.

   - Ngoài ra: Tổ chức tốt đợt diệt chuột tập trung theo kế hoạch của UBND huyện.

2. Trên ngô xuân:

      Chăm sóc, phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

3. Trên cây chè:

      Theo dõi các đối tượng sâu bệnh hại. Phun phòng trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

4. Trên cây lâm nghiệp:

      Phòng trừ các đối tượng sâu bệnh cho cây con trên vườn ươm.

Nơi nhận:

- Chi cục BVTV (b/c),

- UBND huyện, huyện uỷ (b/c),

  - Ban chỉ đạo sản xuất huyện

- Các phòng ban liên quan (p/h),

- UBND 23 xã, TT, Đài truyền thanh huyện.

- Lưu: trạm bvtv.

Trạm trưởng

Lê Hồng Thiết

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...