CHI
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
TRẠM BVTV ĐOAN HÙNG
Số: 17/TB - BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đoan Hùng, ngày 06 tháng 11 năm 2012
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 10
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 11/2012
I/ TÌNH HÌNH SÂU
BỆNH HẠI TRONG THÁNG 10/2012:
1. Trên lúa:
-
Bệnh khô vằn: Gây hại trên trà lúa mùa muộn; mức độ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình.
Diện tích nhiễm 220 ha.
-
Rầy các loại: Gây hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Diện tích nhiễm 149 ha.
- Ngoài ra: Bệnh bạc lá, bọ xít dài, bệnh đen lép hạt, chuột gây hại cục bộ
trên diện hẹp.
2. Trên ngô đông: Bệnh khô vằn gây hại nhẹ cục bộ hại trung bình, diện
tích nhiễm 30,02 ha. Sâu cắn lá phát sinh gây hại nhẹ, diện tích nhiễm 52,13
ha. Ngoài ra bệnh sinh lý, bệnh đốm lá nhỏ, sâu đục thân, sâu xám, rệp gây hại
nhẹ.
3. Trên chè: Bọ xít muỗi, gây hại nhẹ đến trung bình. Rầy
xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám gây hại nhẹ. Cụ thể:
- Diện tích nhiễm bọ xít muỗi 224,83 ha.
- Diện tích nhiễm rầy xanh 76,43ha.
- Diện tích nhiễm bọ cánh tơ 105,6 ha.
4. Trên cây ăn quả: Sâu vẽ bùa, bệnh loét, bệnh sẹo, bệnh chảy gôm, rệp
muội hại nhẹ trên cây bưởi.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 11/2012:
1. Trên ngô:
- Rệp cờ, bệnh khô vằn,
bệnh đốm lá: Gây hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại
nặng.
- Sâu đục thân, đục bắp, bệnh sinh lý, châu
chấu, sâu ăn lá gây hại nhẹ đến trung bình. Chuột gây hại cục bộ.
2. Trên cây
khoai tây: Bệnh sương mai
hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Bệnh héo xanh, rệp gây hại nhẹ; Bệnh
vi rút xoăn lá hại cục bộ.
3. Trên chè: Các đối
tượng rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ gây hại nhẹ đến trung bình, cục
bộ hại nặng trên chè tận thu búp. Bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thối búp gây hại
nhẹ đến trung bình.
4. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu đục
thân cành, nhện đỏ, rệp sáp, bệnh loét hại cục bộ trên bưởi.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên cây ngô:
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ cây hại
trên 20%, sử dụng các loại thuốc Anvil 5SC, Validan 5WP, Valivithaco 3S, 5S, An
tracol 70 WP,... để phòng trừ, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Bệnh
đốm lá: Khi ruộng có tỷ lệ lá hại trên 30%, sử dụng các loại thuốc An tracol 70
WP, Tungmanzeb 800WP, Anvil 5SC, ... để
phòng trừ, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Rệp: Khi ruộng có tỷ lệ cây bị hại trên
30%, sử dụng các loại thuốc Ofatox 400EC, Goldmectin 50EC, Dibadan 95WP,
Aramectin 40EC,... để phòng trừ, phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Bệnh sinh lý: Khi ruộng chớm bị bệnh
sinh lý, dùng lân pha loãng tưới cho cây. Khi ruộng có trên 20% cây bị bệnh, sử
dụng phân bón lá Pomior, Komix, Antonik, Đầu trâu,... phun theo hướng dẫn kỹ
thuật trên bao bì.
- Ngoài ra: Chú ý phun trừ các ổ sâu bệnh
đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục. Phát hiện sớm, nhổ
và tiêu huỷ những cây có triệu chứng bị bệnh lùn sọc đen hại nặng nhằm hạn chế
lây lan trên diện rộng.
2. Trên cây khoai tây:
- Bệnh
sương mai: Phun phòng bằng các loại thuốc trừ
nấm nội hấp mạnh như Ridomil 68 WP, Ridomil Gold 68 WP.
- Bệnh héo xanh: Khi bệnh chớm
xuất hiện, sử dụng các loại thuốc Stifano 5.5SL, Fulhumaxin 5.15 SC để phòng trừ.
3. Trên cây chè: Hái tận thu búp, phòng trừ rầy xanh, bọ xít muỗi,
bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám nơi có mật độ cao bằng các thuốc đặc
hiệu có trong danh mục quy định cho chè.
4. Trên cây ăn quả: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh, phun trừ
các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn
trên bao bì.
Nơi nhận:
-
TT huyện uỷ, UBND huyện (b/c);
-
Chi cục BVTV
(b/c);
-
Phòng ban
chuyên môn (p/h);
-
UBND các xã, thị
trấn;
-
Lưu.
|
TRƯỞNG TRẠM
Đỗ Chí Thành
|