Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 50
Toàn tỉnh - Tháng 12/2016

(Từ ngày 15/12/2016 đến ngày 21/12/2016)

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
 

Số:  50/TB - BVTV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày 21 tháng 12 năm 2016

                          

 Kính gửi:   - Cục Bảo vệ thực vật;

                                                  - Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc.

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
(Từ ngày 15 tháng 12 đến ngày 21 tháng 12 năm 2016)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết:

Nhiệt độ: Trung bình 18 - 210C, Cao 23 - 260C, Thấp 13 - 160C. 

Nhận xét khác: Trong tuần trời rét, đêm và sáng sớm sương mù nhiều, ngày trời nắng xen kẽ có mưa nhẹ rải rác. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

- Ngô đông

Diện tích: 8.169,5 ha

Sinh trưởng: Làm hạt - chín sáp - thu hoạch

- Rau các loại

Diện tích: 4.968,3 ha

Sinh trưởng:  PTTL - thu hoạch

- Chè

Diện tích: 16.781,6 ha

Sinh trưởng: Đốn

- Cây bưởi:

Diện tích: 2.079,3 ha

Sinh trưởng: Thu hoạch - chăm sóc sau thu hoạch

-Mạ xuân sớm

Sinh trưởng: 2 - 4 lá

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

1. Trên ngô đông:      

- Chuột: Gây hại cục bộ tại các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Việt Trì; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại phổ biến  1 - 2%, cao 2,5 - 3%, cục bộ 8% (Lâm Thao).

- Bệnh khô vằn: Phát sinh gây hại nhẹ tại các huyện Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phú Thọ, Thanh Thủy, Thanh Sơn. Tỷ lệ hại phổ biến 2,5 - 8,5%, cao 10 - 16%.

- Bệnh đốm lá nhỏ: Phát sinh gây hại nhẹ tại Phú Thọ; tỷ lệ hại phổ biến 4,1 - 8%, cao 12 - 22%.

Ngoài ra: Sâu đục bắp hại rải rác.

2. Trên cây rau:

- Sâu xanh: Phát sinh gây hại  tại các huyện Lâm Thao, Việt Trì, Phù Ninh, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Sơn; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Mật độ phổ biến 1,5 - 2,8 con/m2, cao 4 - 8 con/m2.

- Sâu tơ: Phát sinh gây hại nhẹ tại Việt Trì; mật độ phổ biến 3,7 - 9 con/m2, cao 12 - 15 con/m2.

- Bọ nhảy: Phát sinh gây hại nhẹ tại huyện Lâm Thao, Phù Ninh; mật độ phổ biến 4 - 9 con/m2, cao 15 - 20 con/m2.

- Rệp: Phát sinh gây hại nhẹ tại các huyện Lâm Thao; Tỷ lệ hại phổ biến 6,6 - 8%, cao 16,7%.

- Bệnh sương mai: Phát sinh và gây hại nhẹ tại huyện Thanh Sơn; tỷ lệ hại phổ biến 0,2 - 0,6%, cao 3,3 - 6,6%.

Ngoài ra: Sâu khoang, bệnh thối nhũn vi khuẩn,... hại rải rác.

3. Trên cây ăn quả: Rệp sáp, bệnh loét sẹo, bệnh chảy gôm hại rải rác trên cây bưởi. Bệnh thán thư, nhện lông nhung hại rải rác trên nhãn, vải.

   4. Trên cây lâm nghiệp: Sâu xanh, bệnh khô lá hại rải rác trên cây bồ đề, keo, bạch đàn.

III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:

1. Trên mạ xuân sớm: Rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ, châu chấu, bệnh sinh lý,... gây hại rải rác, chuột gây hại cục bộ.

2. Trên ngô: Sâu đục bắp, chuột, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh rỉ sắt hại nhẹ rải rác.

3. Trên cây rau: Sâu xanh, sâu tơ, bệnh sương mai hại nhẹ đến trung bình., Rệp, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh đốm vòng, bệnh thối nhũn vi khuẩn, bệnh lở cổ rễ,... hại rải rác.

4. Trên cây chè: Bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

5. Trên cây ăn quả: Rệp sáp, bệnh loét, bệnh chảy gôm,... hại rải rác trên cây bưởi. Nhện lông nhung, bệnh thán thư, sương mai hại rải rác trên cây nhãn, vải.

6. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, sâu xanh, bệnh khô lá hại rải rác trên cây keo, bồ đề, bạch đàn.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:

1. Trên mạ: Gieo mạ đúng khung lịch thời vụ, trà Xuân trung gieo từ 30/12/2016 đến 05/01/2017, không gieo quá dày, bón lót đầy đủ phân chuồng hoai mục, phân lân, giữ đủ nước trong ruộng mạ. Theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động phòng chống rét cho mạ bằng cách che phủ nilon. Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

2. Cây ngô: Chỉ phun phòng trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng đối với diện tích ngô chưa chín sáp.

3. Trên rau: Phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng:

- Bệnh sương mai: Khi ruộng có trên 10% cây hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu đăng ký trừ bệnh sương mai trên cây rau họ thập tự, ví dụ như: Stifano 5.5SL, Tungsin-M 72WP, Diboxylin 4SL, 8SL,....

- Sâu xanh: Khi ruộng có trên 6 con/m2, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu đăng ký trừ sâu xanh trên cây rau, ví dụ như: Dylan 2EC, Aremec 36EC, Pegasus 500SC, Pesieu 500SC,...

- Sâu tơ: Khi ruộng có trên 30 con/m2 (giai đoạn cây lớn), sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ như: Dylan 2EC, Aremec 36EC, Pesieu 500SC, Emaben 2.0EC,...

4. Trên chè: Phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng:

- Bệnh đốm nâu: Khi nương chè có trên 20% số lá hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ như: Stop 15WP, Daconil 75 WP, PN - Linhcide 1.2EW, TP - Zep 18EC, Promot Plus SL,...

- Bệnh đốm xám: Khi nương chè có trên 20% số lá hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ như: Daconil 75 WP, PN - Linhcide 1.2EW, TP - Zep 18EC, Promot Plus SL, Stifano 5.5SL, Tutola 2.0SL,....

5. Trên cây bưởi:

- Rệp sáp: Khi cây có trên 25% số lá, cành hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ như: Shertin 3.6EC, Sword 40EC, Biomax 1EC, Applaud 25SC, Hello 700WG, Map - Judo 25WP,...

- Bệnh chảy gôm: Khi cây có trên 10% cây, 25% số cành hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ như: Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL, Xanized 72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG),...

6. Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh trên cây ăn quả khác (nhãn, vải, chuối,..), cây lâm nghiệp chỉ phun trừ các ổ sâu, bệnh đến ngưỡng.

Lưu ý:

 - Hiện nay đã có tỉnh trạng một số địa phương bà con nông dân đã gieo mạ trước khung lịch thời vụ trà Xuân trung, do đó các Trạm BVTV cần theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh như: Chuột, cào cào, châu chấu, sâu cuốn lá,...

- Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam; khi sử dung thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đúng nơi quy định của địa phương.

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- LĐCC;

- Phòng QH-KH, TT Sở;

- Các Phòng, Trạm BVTV (s/i);

- Lưu: VT.

K/T CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Trường Giang


DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH 
(Từ ngày 15 tháng 12 năm 2016 đến ngày 21 tháng 12 năm 2016)

TT

Đối tượng

Cây trồng

Mật độ (con/m2), Tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích(1) nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ - TB

Nặng

Mất trắng

1

Bệnh sương mai

Rau

0,2 - 0,6

3,3 - 6,6

16,4

16,4

-10,2

Thanh Sơn

2

Bọ nhảy

4 - 9

15 - 20

19,2

19,2

-4,4

Lâm Thao, Phù Ninh

3

Rệp

6,6 - 8

16,7

1,7

1,7

1,7

Lâm Thao

4

Sâu tơ

3,7 - 9

12 - 15

11

11

-38,2

Việt Trì

5

Sâu xanh

1,5 - 2,8

4 - 8

83,9

83,9

10,8

Lâm Thao, Việt Trì, Phù Ninh, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Sơn

6

Bệnh khô vằn

Ngô

2,5 - 8,5

10 - 16

129,4

129,4

20,9

Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phú Thọ, Thanh Thủy, Thanh Sơn

7

Bệnh đốm lá nhỏ

4,1 - 8

12 - 22

26,6

26,6

26,6

Phú Thọ

8

Chuột

1 - 2

2,5 - 3;CB 8(LT)

56,4

56,4

-10,4

Lâm Thao, Phù Ninh, Việt Trì

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...