I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết:
Nhiệt độ: Trung bình 23- 250C, Cao 27 - 300C, Thấp 18 - 210C.
Nhận xét khác: Trong kỳ, ngày trời nắng, có lúc có mưa, đêm và sáng trời se lạnh, cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:
- Lúa mùa muộn
|
Diện tích: 164 ha
|
Sinh trưởng: Chắc xanh – chín
|
- Cây ngô đông
|
Diện tích: 8.61,5 ha
|
Sinh trưởng: 8 lá – xoáy nõn
|
- Cây chè
|
Diện tích: 15.600 ha
|
Sinh trưởng: Phát triển búp - thu hái
|
- Cây rau
|
Diện tích: 1069 ha
|
Phát triển thân lá
|
- Đậu tương
|
Diện tích: 41 ha
|
Phát triển thân lá
|
- Cây ăn quả
|
Diện tích: 1.487 ha
|
Sinh trưởng: Phát triển quả - thu hoạch
|
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
1. Trên lúa mùa muộn: Rầy các loại, bệnh khô vằn, sâu đục thân gây hại rải rác.
2. Trên cây ngô: Bệnh khô vằn, bệnh sinh lý, bệnh đóm lá nhỏ, sâu cắn lá, sâu đục thân đục bắp gây hại nhẹ. Bệnh đốm lá lớn gây hại rải rác.
3. Trên cây rau:
- Sâu xanh gây hại nhẹ đến trung bình; mật độ trung bình 1 – 4 con/m2, cao 7 con/m2.
- Ngoài ra: Bọ nhảy, rệp gây nhẹ. Bệnh đốm vòng, bệnh sương mai hại rải rác trên cây rau cải.
4. Trên cây đậu tương : Sâu cuốn lá gây hại rải rác
5. Trên cây chè:
- Rầy xanh: Gây hại nhẹ đến trung bình; tỷ lệ hại phổ biến 0,8 – 6%, cao 12%.
- Bọ xít muỗi: Gây hại nhẹ đến trung bình; tỷ lệ hại phổ biến 0,6 – 9%, cao 15%.
- Ngoài ra: Bọ cánh tơ gây hại nhẹ. Bệnh đốm nâu, đốm xám, thán thư, nhện đỏ gây hại rải rác.
6. Trên cây ăn quả: Bệnh loét, chảy gôm, sẹo phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi. Nhện lông nhung gây hại nhẹ trên cây nhãn vải.
III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:
1. Trên cây ngô: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá nhỏ, bệnh sinh lý, sâu cắn lá, sâu đục thân đục bắp gây hại nhẹ. Chuột, bệnh đốm lá lớn, rệp cờ gây hại rải rác.
2. Trên rau: Bọ nhảy, sâu xanh gây nhẹ đến trung bình. Rệp gây hại nhẹ. Bệnh đốm vòng, bệnh sương mai hại rải rác trên cây rau cải.
3. Trên câu đậu tương: Sâu cuốn lá gây hại nhẹ.
4. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi gây hại nhẹ đến trung bình. Bọ cánh tơ, gây hại nhẹ. Bệnh đốm nâu, đốm xám, thán thư, nhện đỏ gây hại rải rác.
5. Trên cây ăn quả: Bệnh loét, chảy gôm, sẹo phát sinh gây rải rác trên cây bưởi. Nhện lông nhung gây hại nhẹ trên cây nhãn vải.
IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:
1. Trên ngô:
- Bệnh đốm lá: Khi ruộng có trên 30% lá bị hại, sử dụng các loại thuốc Ridomil Gold 68WG, Antracol 70WP,...phun theo hướng dẫn kĩ thuật ghi trên bao bì.
- Sâu đục thân: Khi ruộng có trên 20% cây bị hại, sử dụng các loại thuốc Finico 800 WG, Reagt 5SC, Reagt 800WG,... phun theo hướng dẫn kĩ thuật ghi trên bao bì.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có trên 20% cây bị bệnh, sử dụng các loại thuốc Valivithaco 5SL, Tilt Super 300EC,... phun theo hướng dẫn kĩ thuật ghi trên bao bì.
- Ngoài ra: Theo dõi các đối tượng sâu cắn lá, bệnh sinh lý,... Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
2. Trên rau:
Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
3. Trên cây đậu tương:
Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục.
4. Trên chè:
Phun phòng trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thán thư bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho chè.
5. Trên cây ăn quả:
Thường xuyên theo dõi sâu bệnh trên các loại cây ăn quả, phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- LĐCC;
- Lưu: KT.
|
KT. CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
Phạm Văn Hiển
|