Thông báo tình hình sâu bệnh kỳ 27/4, dự báo 10 ngày tới và biện pháp phòng trừ
Tân Sơn - Tháng 5/2016

(Từ ngày 27/04/2016 đến ngày 07/05/2016)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV TÂN SƠN


Số: 15 /TB - BVTV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Tân Sơn, ngày 27  tháng 4 năm 2016

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 27/4, DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI

VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Hiện nay, cây lúa đang  trong giai đoạn đứng cái - làm đòng, đây là thời kỳ cây lúa rất dễ mẫn cảm với sâu bệnh hại và thiệt hại lớn về năng suất nếu không được phòng trừ kịp thời, bên cạnh đó điều kiện thời tiết thuận lợi cho các đố i tượng sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại, cụ thể:

1. Rầy các loại:

- Hiện tại: Rầy hại nhẹ rải rác trên diện rộng, mật độ trung bình: 80- 100 con/m2, cao: 300- 350 con/m2. Mật độ trứng rầy trung bình 50- 100 ổ/m2, cao 150- 300 ổ/m2, cục bộ 490 ổ/m2.

- Dự báo: Rầy gia tăng mật độ rất nhanh trong điều kiện thời tiết thuận lợi: Nắng, mưa xen kẽ và tiếp tục gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng và gây cháy ổ trên diện rộng nếu không được phòng trừ kịp thời. Các xã cần chú ý: Thạch Kiệt, Mỹ Thuận, Thu Cúc, Long Cốc, Lai Đồng, Tân Sơn, Vinh Tiền, Đồng Sơn, Kim Thượng,...

- Kỹ thuật phòng trừ: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng bằng các thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Victory 585 EC, Nibas 50 EC, Rockfos 550 EC, Babsac 600 EC, ...), pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.

2. Bệnh đạo ôn:

- Hiện tại: Trên địa bàn huyện đã xuất hiện bệnh đạo ôn gây hại lúa, với tỷ lệ hại trung bình 0,45%, cao 2,1%, cục bộ cháy ổ nhỏ với tỷ lệ bệnh 10 - 20%  (diện tích 01 sào trên giống lúa Nếp Thơm) tại khu Bình Thọ 2 - Thạch Kiệt.

- Dự báo: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục lây lan và gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, ổ trên lá, gây hại trên giống nhiễm như Nếp, BC15, Xi23, X21, HT1, NƯ838, J02, KD18...

- Biện pháp phòng trừ: Khi phát hiện ruộng có bệnh đạo ôn mới xuất hiện, cần dừng ngay việc bón các loại phân hóa học, không phun phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Những ruộng có tỷ lệ lá bị hại trên 5% cần tiến hành phun phòng trừ ngay. Sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ một số thuốc như Katana 20SC, Sieubem 777WP, Funhat 40WP, Sako 25WP, ... pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Nếu ruộng bị nặng phải phun kép 2 lần, cách nhau 5 - 7 ngày, phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá.

3. Bệnh khô vằn:

- Hiện tại: Nguồn bệnh đã xuất hiện, lây lan và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ.

- Dự báo: Bệnh tiếp tục lây lan và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều đạm, ruộng khô hạn....

- Biện pháp phòng trừ: Khi phát hiện ruộng lúa có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh khô vằn đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ:  Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

4. Ngoài ra: Cần chú ý phòng trừ các đối tượng như: Chuột, sâu đục thân, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn bằng các loại thuốc đặc hiệu./.

Nơi nhận:

TRẠM TRƯỞNG

- Chi cục BVTV Phú Thọ;

- TT HU - HĐND huyện;

- CT, PCT UBND huyện (Ông Yến) (b/c);

- P. NN&PTNT và các phòng ban liên quan;

- Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp huyện;

- Thành viên tổ công tác chỉ đạo sx nông lâm nghiệp;

- UBND các xã;

- Lưu: Trạm.

Đinh Thanh Bình

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...