CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT HẠ HÒA Số: 19 /TB - BVTV | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hạ Hòa, ngày 03 tháng 9 năm 2015 |
THÔNG BÁO
Tình hình sâu bệnh hại lúa kỳ 03/9/2015
Dự báo sâu bệnh cuối vụ và biện pháp phòng trừ
Kết quả điều tra đến ngày 02/9/2015 lúa vụ mùa đang giai đoạn trỗ bông - phơi màu - chắc xanh; Một số đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu là: Bệnh khô vằn, rầy các loại, …
Để đảm bảo an toàn cho sản xuất từ nay đến cuối vụ, trạm Bảo vệ thực vật đề nghị UBND các xã, thị trấn tiếp tục chỉ đạo đôn đốc tổ khuyến nông cơ sở và bà con nông dân kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh hại.
1. Bệnh khô vằn:
* Hiện tại: Gây hại diện rộng trên các trà lúa ở hầu hết các xã. Mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại phổ biến 4 - 9%, cao 28-36%.
* Dự báo: Bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh trên diện rộng; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều đạm, ruộng khô hạn.
* Biện pháp phòng trừ: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% dảnh hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh khô vằn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Carbendazim, Hexaconazole, Validamycin,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.
2. Rầy các loại:
*Hiện tại:Gây hại nhẹ trên các trà lúa. Tại vùng ổ rầy, mật độ rầy phổ biến 140 - 560 con/m2, cao 640- 720 con/m2; phát dục chủ yếu tuổi 4. Mật độ ổ trứng phổ biến 16-63 ổ/m2, cao 72- 88 ổ/m2.
* Dự báo: Rầy tiếp tục tích luỹ và gia tăng mật độ gây hại trên lúa giai đoạn chín sữa - chín, mức độ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình - nặng. Các xã cần chú ý: Ấm Hạ, Gia Điền, Hương Xạ,…
* Biện pháp phòng trừ: Khi ruộng có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ rầy. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Buproferin, Imidacloprid, Fenobucarb, Chlorpyrifos Ethyl, Pymetrozine,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.
3. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:
* Hiện tại: Bệnh gây hại cục bộ tại vùng ổ bệnh. Tỷ lệ hại phổ biến 4- 5% lá hại, cao 8% lá hại.
* Dự báo: Trong điều kiện thời tiết có mưa bão bệnh dễ phát sinh, lây lan nhanh; mức độ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình - nặng chủ yếu gây hại trên các giống lúa lai, trên ruộng xanh tốt, lá rậm rạp. Các xã đã có nguồn bệnh cần chú ý: Ấm Hạ, Hương Xạ, Mai Tùng, Vĩnh Chân,….
* Biện pháp phòng trừ: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% lá hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Oxolinic acid, Bismerthiazol, Kasugamycin, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.
4. Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng: Bọ xít dài, châu chấu, bệnh lem lép hạt, … bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục; tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp./.
Nơi nhận: - TT huyện ủy, UBND huyện (b/c); - Chi cục BVTV Phú thọ (b/c); - Ban chỉ đạo SX NN (các thành viên); - VP huyện ủy, VP UBND huyện; - Phòng NN & PTNT, Trạm KN, Trạm TY, Đài TT; - Hội ND, Hội PN, Hội CCB, Đoàn TN; - 33 xã, Thị trấn; - Lưu. | TRẠM TRƯỞNG Phạm Quang Thông |