I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG:
1.Thời tiết:
- Nhiệt độ trung bình 21oC, cao 26oC, Thấp 160C.
- Nhận xét khác: Trong kỳ ngày trời nắng nhẹ, đêm và sáng trời nhiều sương. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:
- Cây đậu tương đông: Diện tích: 918,4 ha; GĐST: phân cành – quả non.
- Rau các loại: Diện tích: 2458,3 ha: GĐST: Phát triển thân lá – thu hoạch.
- Cây ngô đông: Diện tích: 12.012,2 ha; GĐST: 5 lá – xoáy nõn.
- Cây chè: Diện tích: 15.600 ha; GĐST: Phát triển búp - thu hoạch.
- Cây lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng tập trung: 3.409,2 ha.
II/ TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI:
1. Trên rau:
- Bọ nhảy: Hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 1,7%, cao 20%.
- Sâu khoang: Hại nhẹ đến trung bình. Mật độ trung bình 0,2 con/m2, cao 15 con/m2.
- Các đối tượng: Sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn vi khuẩn, bệnh đốm vòng gây hại nhẹ.
2. Trên ngô đông:
- Bệnh khô vằn: Hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 0,9%, cao 26%.
- Bệnh đốm lá nhỏ: Hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 2,2%, cao 40%.
- Sâu đục thân: Hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 1%, cao 26%.
- Bệnh sinh lý: Hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 0,4%, cao 30%.
- Các đối tượng: Châu chấu, chuột, rệp, bệnh đốm lá lớn, bệnh huyết dụ, sâu ăn lá gây hại nhẹ.
3. Trên cây đậu tương:
- Giòi đục thân: hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 0,6%, cao 22%.
- Các đối tượng: Sâu khoang, bệnh gỉ sắt, bệnh lở cổ rễ, sâu cuốn lá, sâu đục quả gây hại nhẹ.
4. Trên cây chè:
- Rầy xanh: Gây hại nhẹ. Tỷ lệ hại trung bình 1,2 %, cao 10 %.
- Bọ cánh tơ: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 1 %, cao 20 %.
- Bọ xít muỗi: Gây hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ hại trung bình 1,2 %, cao 14 %.
- Các đối tượng: Bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám, nhện đỏ, bệnh thối búp, bệnh thán thư gây hại nhẹ.
5. Trên cây ăn quả: Nhện lông nhung hại nhẹ trên cây nhãn, vải.
6. Trên cây lâm nghiệp: Mối gốc, sâu ăn lá gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.
III/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI THỜI GIAN TỚI.
1. Trên rau: Bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, bệnh thối nhũn, rệp, bệnh đốm vòng, bệnh héo xanh vi khuẩn tiếp tục gây hại nhẹ đến trung bình.
2. Trên ngô: Bệnh sinh lý, châu chấu, sâu ăn lá, sâu đục thân, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, rệp, chuột gây hại nhẹ đến trung bình.
3. Trên cây đậu tương: Sâu cuốn lá hại nhẹ đến trung bình. Sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh lở cổ rễ, ruồi đục thân gây hại nhẹ.
4. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các đối tượng: bệnh đốm nâu, đốm xám, nhện đỏ, bệnh thối búp, bệnh thán thư gây hại nhẹ.
IV/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên rau: Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh hại và phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục.
2. Trên ngô: Phòng trừ các ổ sâu bệnh hại đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu.
3. Trên cây đậu tương: Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh hại và phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục.
4. Trên chè: Phun trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhên đỏ, bệnh đốm xám, đốm nâu, bệnh thán thư trên những diện tích đến ngưỡng phòng trừ, sử dụng những loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục.
Nơi nhận:
- Như kính gửi (b/c);
- Phòng Trồng trọt Sở NN và PTNT (b/c);
- Lưu: KT.
|
KT.CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Phạm Văn Hiển
|