Thông báo sâu bệnh tuần 32
Toàn tỉnh - Tháng 8/2013

(Từ ngày 31/07/2013 đến ngày 07/08/2013)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết:

Nhiệt độ: Trung bình 28 - 300C, Cao 32 - 340C, Thấp 23 - 250C, 

Nhận xét khác: Trong kỳ, trời mưa kéo dài, ngày trời nắng gián đoạn. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

- Lúa mùa sớm

Diện tích: 14.992,5 ha

Sinh trưởng:  Làm đòng

- Lúa mùa trung

Diện tích: 18.007,5 ha

Sinh trưởng: Làm đòng

- Ngô

Diện tích: 2.728,1 ha

Sinh trưởng: Phát triển hạt

- Cây chè:

Diện tích: 15.600 ha

Sinh trưởng: Phát triển búp

- Cây ăn quả:

Diện tích: 1.487 ha

Sinh trưởng: Phát triển quả

- Rừng trồng tập trung

Diện tích: 83.531,7 ha

Sinh trưởng: Phát triển thân cành

II, NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Mật độ phổ biến 4 - 8 con/m2, cao 24 - 40 con/m2, cục bộ 60 - 70 con/m2 (Tân Sơn, Tam Nông), phát dục chủ yếu tuổi 3, 4.

- Sâu đục thân 2 chấm: Bướm lứa 4 đã ra rộ và đẻ trứng trên các trà lúa; Mật độ ổ trứng phổ biến 0,1 ổ/m2, cao 0,3 - 0,6 ổ/m2 , cục bộ 2 - 3 ổ/m2 (Phù Ninh, Việt Trì). Sâu non bắt đầu nở và gây dảnh héo, tỷ lệ dảnh hại phổ biến 0,2 - 0,8%, cao 4,6 - 8,2%.

- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng; Tỷ lệ hại phổ biến 2,6 - 7,3%, cao 21 - 46%, cục bộ >50 % (Phù Ninh, Việt Trì).

- Bệnh bạc lá: Gây hại nhẹ, tỷ lệ hại phổ biến 0,1 - 0,3%, cao 7,4 - 10,2%.

- Chuột: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; tỷ lệ hại phổ biến 0,3 - 1,6%, cao 12,2 - 18,2%, cục bộ ổ 22,4 - 29,2% (Việt Trì, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông).

- Rầy các loại: Gây hại nhẹ đến trung bình. Mật độ phổ biến 30 - 50 con/m2, cao 250 - 800 con/m2, cục bộ 1800 - 1900 con/m2 (Yên Lập, Tam Nông).

- Bệnh khô vằn: Hại nhẹ đến trung bình; tỷ lệ hại phổ biến 2,6 - 4,4%, cao 15 - 20%, cục bộ 31 - 32% (Hạ Hoà, Lâm Thao).

- Ngoài ra: Châu chấu gây hại nhẹ; Bọ xít dài, bọ xít đen xuất hiện rải rác.

2. Trên ngô: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, rệp cờ, sâu đục thân, đục bắp gây hại nhẹ. Chuột hại cục bộ.

3. Trên chè:

- Bệnh thối búp: Gây hại cục bộ tại Thanh Sơn, Tân Sơn, mức độ hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ hại phổ biến 1,1 - 1,9%, cao 15%.

- Bệnh đốm nâu: Gây hại cục bộ tại Yên Lập, Tân Sơn, mức độ hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ hại phổ biến 2,5 - 4%, cao 12%.

- Bệnh đốm xám: Gây hại cục bộ tại Yên Lập, Tân Sơn, mức độ hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ hại phổ biến 1,4 - 3,5%, cao 14%.

- Bọ cánh tơ: Gây hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ hại phổ biến 1,4 - 3,3%, cao 12%.

- Bọ xít muỗi: Gây hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ hại phổ biến 1,2 - 3,3%, cao 12%.

- Rầy xanh: Gây hại nhẹ; Tỷ lệ hại phổ biến 1,1 - 2,9%, cao 8%.

- Ngoài ra: Nhện đỏ hại nhẹ trên diện hẹp.

4. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, bệnh loét, nhện đỏ, ruồi đục quả, sâu đục quả hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung hại nhẹ rải rác trên cây nhãn, vải.

III, DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tiếp tục gây hại mạnh trong những ngày tới do sâu vào tuổi phá hại mạnh, có thể gây trắng lá nếu không được phòng trừ. Các huyện cần chú ý: Tam Nông, Tân Sơn, Thanh Sơn, Hạ Hoà, Yên Lập,...

- Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non tiếp tục nở và gây dảnh héo trên các trà, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ hại nặng nếu không phòng trừ kịp thời. Các huyện cần chú ý: Phù Ninh, Việt Trì, Lâm Thao,  TX Phú Thọ, ...

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Nguồn bệnh đã xuất hiện trên đồng ruộng, trong điều kiện thời tiết có mưa bão bệnh phát sinh, lây lan và gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng. Các huyện cần chú ý: Phù Ninh, Việt Trì, Lâm Thao, Thanh Ba, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, Hạ Hoà, ...

- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục lây lan, phát triển gây hại mạnh do giai đoạn lúa làm đòng - trỗ rất mẫn cảm với bệnh; Đặc biệt lưu ý trên các ruộng bón nhiều đạm, lá xanh tốt, rậm rạp. Các huyện cần chú ý: Phù Ninh, Lâm Thao, Việt Trì, Thanh Sơn, Tam Nông, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Ba,...

- Chuột: Tiếp tục tích lũy và gia tăng gây hại mạnh giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng - trỗ; Mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng ven đồi, ven làng, các ruộng lúa chất lượng cao,..

- Ngoài ra: Rầy các loại, châu chấu gây hại nhẹ.

2. Trên ngô: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, rệp cờ, chuột hại nhẹ đến trung bình; Sâu đục thân, đục bắp, sâu ăn lá gây hại nhẹ.

3. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thối búp hại nhẹ đến trung bình.

4. Trên cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, bệnh loét, nhện đỏ, ruồi đục quả, sâu đục quả hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung, bọ xít nâu hại nhẹ rải rác trên cây nhãn, vải.

IV, ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Trên ruộng có mật độ sâu trên 20 con/m2 sử dụng 01 trong các loại thuốc: F16 - 600 EC, Vitory 585 EC, Tasodant 600 EC, ... có thể hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc Dylan 10 WG, Rigell 800 WG, Tanwin 5.5 DG,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Sâu đục thân 2 chấm: Khi ruộng có mật độ ổ trứng trên 0,3 ổ/ sử dụng 01 trong các loại thuốcF16 - 600 EC, Vitory 585 EC, Tasodant 600 EC, ... có thể hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc Dylan 10 WG, Rigell 800 WG, Tanwin 5.5 DG,... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc: Starwiner 20WP, Novaba 68WP, Kozuma 3 SL, Xanthomix 20WP, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Lervil 5SC, Validacin 5SL, Anvil 5SC, Tilt Super 300ND, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

- Chuột hại: Tổ chức diệt chuột tập trung bằng thuốc sinh học tự phối trộn; Sử dụng thuốc Rat-K, Rat-Kill phối trộn với thóc luộc nứt vỏ để đánh chuột.

- Ngoài ra: Tiếp tục theo dõi và phòng trừ các ổ rầy, châu chấu.

2. Trên ngô: Phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu, tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

3. Trên chè: Phun trừ những diện tích nhiễm sâu bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh đến ngưỡng phòng trừ, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

Ngoài ra: Theo dõi  chặt chẽ sâu bệnh trên cây ăn quả, cây lâm nghiệp và phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Phòng Trồng trọt Sở NN& PTNT (b/c);

- Lưu: KT.

KT.CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

(đã ký)

  Phạm Văn Hiển

Các thông báo sâu bệnh khác
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Loading...