I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết:
Nhiệt độ: Trung bình 28 - 300C, Cao 33 - 350C, Thấp 23 - 250C,
Nhận xét khác: Trong kỳ, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 có mưa kéo dài, trời mát. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:
- Lúa mùa sớm
|
Diện tích: 10.819,5 ha
|
Sinh trưởng: Bén rễ - hồi xanh.
|
- Lúa mùa trung
|
Diện tích: 2.113 ha
|
Sinh trưởng: Đang cấy - hồi xanh.
|
- Mạ
|
Diện tích: 831,6 ha
|
Sinh trưởng: 1 - 3 lá.
|
- Ngô
|
Diện tích: 2005,6 ha
|
Sinh trưởng: 3 - 6 lá.
|
- Cây chè:
|
Diện tích: 15.600 ha
|
Sinh trưởng: Phát triển búp
|
- Cây ăn quả:
|
Diện tích: 1.487 ha
|
Sinh trưởng: Phát triển quả
|
- Rừng trồng tập trung
|
Diện tích: 83.531,7 ha
|
Sinh trưởng: Phát triển thân cành
|
II, NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
1. Trên lúa:
- Ốc bươu vàng: Gây hại tại hầu hết các huyện, mức độ hại nhẹ đến trung bình; Mật độ phổ biến 0,1 - 0,7 con/m2, cao 3 - 5 con/m2.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Hại nhẹ đến trung bình; Mật độ phổ biến 3 - 8 con/m2, cao 24 - 30 con/m2, cục bộ 56 con/m2 (Lâm Thao). Phát dục chủ yếu tuổi 2, 3.
- Các đối tượng: Bọ trĩ, rầy các loại, sâu đục thân, châu chấu, bệnh sinh lý gây hại nhẹ.
2. Trên mạ:
- Sâu đục thân 2 chấm: Bướm di chuyển và đẻ trứng trên mạ tại các huyện Phù Ninh, Đoan Hùng, Phú Thọ, Thanh Ba, Thanh Sơn, Việt Trì; Mật độ trứng phổ biến 0,1 - 0,3ổ/m2, cao 1 - 2 ổ/m2, cục bộ 5 ổ/m2 (Phù Ninh).
- Các đối tượng: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, châu chấu, ốc bươu vàng gây hại nhẹ; Chuột hại cục bộ.
3. Trên ngô: Châu chấu, sâu ăn lá, sâu xám gây hại nhẹ; Chuột hại cục bộ.
4. Trên chè:
- Bọ cánh tơ: Hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Tỷ lệ hại phổ biến 1 - 4,5%, cao 12 - 16%, cục bộ 24% (Thanh Sơn).
- Rầy xanh: Hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ hại phổ biến 1,2 - 4,4%, cao 12%.
- Bọ xít muỗi: Hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ hại phổ biến 1,2 - 4,1%, cao 16%.
- Nhện đỏ: Gây hại nhẹ; Tỷ lệ hại phổ biến 0,8 - 2,4%, cao 10%.
- Bệnh đốm nâu: Gây hại nhẹ; Tỷ lệ hại phổ biến 1,3 - 2,6%, cao 10%.
- Ngoài ra: Bệnh đốm xám, bệnh thối búp hại nhẹ trên diện hẹp.
5. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh sẹo, nhện đỏ hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung hại nhẹ rải rác trên cây nhãn, vải.
6. Cây lâm nghiệp: Sâu xanh gây hại trên cây bồ đề tại huyện Tân Sơn; Mật độ trứng trung bình 5 - 10 ổ/cây, cao 20 - 40 ổ/cây, cục bộ >50 ổ/cây. Sâu non bắt đầu nở, mật độ sâu trung bình 30 - 60 con/cây, cao 100 - 200 con/cây, cục bộ 250 con/cây; phát dục chủ yếu tuổi 1, tuổi 2. Sâu nâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo.
III, DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:
1. Trên lúa: Ốc bươu vàng hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những diện trũng nước; Sâu cuốn lá nhỏ, châu chấu hại nhẹ đến trung bình; Bệnh sinh lý hại cục bộ; Rầy các loại, sâu đục thân gây hại nhẹ.
2. Trên mạ: Sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ hại cục bộ; Rầy các loại, bọ trĩ, châu châu gây hại nhẹ; Chuột hại ổ cục bộ.
3. Trên ngô: Sâu ăn lá, châu chấu, bệnh sinh lý gây hại nhẹ; Chuột hại cục bộ.
4. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thối búp gây hại nhẹ.
5. Trên cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh sẹo, nhện đỏ hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung hại nhẹ rải rác trên cây nhãn, vải.
6. Trên cây lâm nghiệp: Sâu xanh tiếp tục gây hại trên cây bồ đề; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nếu không phòng trừ kịp thời; Sâu nâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo.
IV, ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:
1. Trên lúa: Chăm sóc, bón phân làm cỏ sục bùn kịp thời nhằm giải phóng độc tố trong đất để hạn chế bệnh sinh lý.
- Ốc bươu vàng: Khi mật độ ốc trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10% dảnh bị hại dùng các loại thuốc hoá học: Clodansuper 700 WP pha 10g thuốc/1bình 10 - 12 lít nước phun cho 1 sào; Mossade 700WP pha 18 g thuốc/1 bình 16 lít nước phun cho 1 sào. Hoặc sử dụng các loại thuốc Dioto 250; Aladin 700 WP; Duckling 250 EC, 700WP... Pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Khi ruộng có mật độ sâu non từ 50 con/m2 trở lên(1 con / khóm), sử dụng các loại thuốc Finico 800 WG; Rigell 800 WG; Rambo 800 WG; Oncol 25 WP hỗn hợp với Silsau 4.5 EC, Catex 3.6 EC, Pertox 5 EC, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Ngoài ra: Theo dõi diễn biến sâu đục thân và rầy các loại. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
2. Trên ngô: Phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu, tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
3. Trên chè: Phun trừ những diện tích nhiễm sâu bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh đến ngưỡng phòng trừ, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
4. Trên cây lâm nghiệp: Phun trừ sâu xanh bồ đề bằng máy động cơ phun dạng bột phun bao vây xung quanh ổ dịch; phun khi sâu non mới nở đang di chuyển lên tán cây. Sử dụng thuốc Neretox 95 WP với lượng 1,1 kg trộn đều với 6 - 7 kg bột nhẹ phun cho 1 ha; hoặc những nơi tiện nguồn nước sử dụng thuốc Victory 585EC, Tasodant 600 EC, ... pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.
Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh trên cây ăn quả và phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng Trồng trọt Sở NN& PTNT (b/c);
- Lưu: KT.
|
KT.CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
(đã ký)
Phạm Văn Hiển
|