Thông báo sâu bệnh tuần 28
Toàn tỉnh - Tháng 7/2013

(Từ ngày 03/07/2013 đến ngày 10/07/2013)

. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết:

Nhiệt độ: Trung bình 28 - 300C, Cao 33 - 350C, Thấp 23 - 250C, 

Nhận xét khác: Trong kỳ, ngày trời nắng nóng, xen kẽ có mưa rào rải rác. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

- Lúa mùa sớm

Diện tích: 14.992,5 ha

Sinh trưởng: Đẻ nhánh rộ

- Lúa mùa trung

Diện tích: 17.477,5 ha

Sinh trưởng: Hồi xanh - đẻ nhánh

- Ngô

Diện tích: 2.728,1 ha

Sinh trưởng: 6 lá - xoáy nõn.

- Cây chè:

Diện tích: 15.600 ha

Sinh trưởng: Phát triển búp

- Cây ăn quả:

Diện tích: 1.487 ha

Sinh trưởng: Phát triển quả

- Rừng trồng tập trung

Diện tích: 83.531,7 ha

Sinh trưởng: Phát triển thân cành

II, NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

1. Trên lúa:

- Ốc bươu vàng: Xuất hiện trên các trà lúa của hầu hết các huyện, mức độ hại nhẹ; Mật độ phổ biến 0,5 - 1 con/m2, cao 3 - 4 con/m2 (Tân Sơn, Đoan Hùng, Yên Lập, Việt Trì);

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non xuất hiện trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Mật độ phổ biến 8 - 13 con/m2, cao 25 - 32 con/m2, cục bộ ổ 50 - 56 con/m2 (Thanh Sơn, Đoan Hùng, Thanh Ba, Lâm Thao); Phát dục chủ yếu tuổi 3, 4, 5

- Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây hại nhẹ trên các trà lúa. Tỷ lệ hại phổ biến 1,1 - 2,5%, cao 6,8 - 10,7 %, cục bộ ổ 16,7 - 20% (Thanh Sơn, Đoan Hùng, Tân Sơn); Phát dục chủ yếu tuổi 3.

- Rầy các loại: Gây hại nhẹ trên các trà lúa. Mật độ phổ biến 80 - 120 con/m2, cao 250 - 320 con/m2, cục bộ ổ 800 - 1.000 con/m2 (Tam Nông, Cẩm Khê, Yên Lập); Phát dục chủ yếu tuổi 1, 2. Mật độ trứng trung bình 16 - 35 ổ/m2, cao 120 - 160, cục bộ 232 - 256 (Yên Lập, Hạ Hòa).

- Bệnh sinh lý: Bệnh xuất hiện và gây hại nhẹ đến trung bình trên trà sớm, trà trung; Tỷ lệ hại phổ biến 1,2 - 2,4%, cao 4 - 6, cục bộ 30% (Đoan Hùng, Lâm Thao).

- Chuột: Gây hại rải rác trên các trà lúa khu vực ven làng, ven đồi gò, ven bờ trục lớn; tỷ lệ hại trung bình 0,1 - 0,8%, cao 3,4 - 7,3%, cục bộ 17,4% (Lâm Thao).

- Các đối tượng: Bọ trĩ, châu chấu gây hại nhẹ.

2. Trên ngô: Sâu ăn lá, bệnh khô vằn, sâu đục thân gây hại nhẹ; Chuột hại cục bộ.

3. Trên chè:

- Bọ cánh tơ: Hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ hại phổ biến 0,8 - 4,1%, cao 12 - 14%.

- Bọ xít muỗi: Gây hại nhẹ; Tỷ lệ hại phổ biến 0,6 - 3,5%, cao 10%.

- Rầy xanh: Gây hại nhẹ; Tỷ lệ hại phổ biến 0,7 - 3.5%, cao 9%.

- Nhện đỏ: Gây hại nhẹ; Tỷ lệ hại phổ biến 0,8 - 3%, cao 10%.

- Bệnh đốm nâu: Gây hại nhẹ; Tỷ lệ hại phổ biến 1,8 - 2,1%, cao 9%.

- Ngoài ra: Bệnh đốm xám, bệnh thối búp hại nhẹ trên diện hẹp.

4. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, bệnh loét, nhện đỏ, sâu vẽ bùa hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung, bọ xít nâu hại nhẹ rải rác trên cây nhãn, vải.

5. Cây lâm nghiệp: Sâu nâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo.

III, DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:

1. Trên lúa: Ốc bươu vàng hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những diện trũng nước; Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hại nhẹ đến trung bình; Bệnh sinh lý hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Rầy các loại, châu chấu gây hại nhẹ.

2. Trên ngô: Sâu ăn lá, bệnh khô vằn, sâu đục thân gây hại nhẹ; Chuột hại cục bộ.

3. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh thối búp gây hại nhẹ.

5. Trên cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, bệnh loét, nhện đỏ, sâu vẽ bùa hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung, bọ xít nâu hại nhẹ rải rác trên cây nhãn, vải.

6. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.

IV, ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:

1. Trên lúa: Chăm sóc, bón phân làm cỏ sục bùn kịp thời nhằm giải phóng độc tố trong đất để hạn chế bệnh sinh lý.

- Ốc bươu vàng: Khi mật độ ốc trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10% dảnh bị hại dùng các loại thuốc hoá học: Clodansuper 700 WP pha 10g thuốc/1bình 10 - 12 lít nước phun cho 1 sào; Mossade 700WP pha 18 g thuốc/1 bình 16 lít nước phun cho 1 sào. Hoặc sử dụng các loại thuốc Dioto 250; Aladin 700 WP; Duckling 250 EC, 700WP...  Pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Khi ruộng có mật độ sâu non từ 50 con/m2 trở lên(1 con / khóm), sử dụng các loại thuốc Finico 800 WG; Rigell 800 WG; Rambo 800 WG; Oncol 25 WP hỗn hợp với Silsau 4.5 EC, Catex 3.6 EC, Pertox 5 EC, ...   pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. (Sử dụng các loại thuốc trên phòng trừ được cả đối tượng sâu đục thân).

- Bệnh sinh lý: Bón phân thúc đẻ kịp thời, kết hợp làm cỏ, sục bùn sớm giúp giải phóng các độc tố trong đất. Sử dụng các chế phẩm phun bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như: XO Sogan Siêu ra rễ, XO Siêu lân. Nếu ruộng bị nặng sử dụng thuốc Antracol 70WP hoặc Hydrophos, ... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.

- Ngoài ra: Theo dõi diễn biến sâu đục thân, rầy các loại; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên ngô: Phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu, tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

3. Trên chè: Phun trừ những diện tích nhiễm sâu bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh đến ngưỡng phòng trừ, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

Ngoài ra: Theo dõi  chặt chẽ sâu bệnh trên cây ăn quả và phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Phòng Trồng trọt Sở NN& PTNT (b/c);

- Lưu: KT.

KT.CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

(đã ký)

  Phạm Văn Hiển

Các thông báo sâu bệnh khác
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Loading...