Thông báo sâu bệnh tuần 22
Toàn tỉnh - Tháng 5/2013

(Từ ngày 22/05/2013 đến ngày 29/05/2013)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết:

Nhiệt độ: Trung bình 31 - 330C, Cao 35 - 370C, Thấp 28 - 300C, 

Nhận xét khác: Trong kỳ, ngày trời nắng nóng, không mưa. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

- Lúa xuân sớm

Diện tích: 1797,4 ha

Sinh trưởng: Đã thu hoạch

- Lúa xuân trung

Diện tích: 3.468,3ha

Sinh trưởng: Đã thu hoạch

- Lúa xuân muộn

Diện tích: 31.212ha

Sinh trưởng: Chín - thu hoạch

- Cây ngô xuân

Diện tích: 5.518,9 ha

Sinh trưởng: Chín sáp - Thu hoạch

- Cây ăn quả:

Diện tích: 1,487 ha

Sinh trưởng: Phát triển quả

- Cây chè:

Diện tích: 15,600 ha

Sinh trưởng: Phát triển búp

- Rừng trồng tập trung

Diện tích: 83,531,7 ha

Sinh trưởng: Phát triển thân cành

II, NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

1. Trên lúa:

- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ trên trà lúa xuân muộn tại Đoan Hùng và Tân Sơn; Tỷ lệ bệnh hại phổ biến từ 2 - 4%, cao 15 - 19%; cấp bệnh chủ yếu là cấp 3, 5.

- Rầy các loại: Gây hại nhẹ; Mật độ phổ biến 20 - 40 con/m2, cao 280 - 480 con/m2.

 - Các đối tượng:  Bọ xít dài, sâu đục thân gây hại nhẹ rải rác.

2. Trên ngô xuân: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá lớn, bệnh đốm lá nhỏ, sâu đục thân, đục bắp gây hại nhẹ trên một số diện tích ngô trồng muộn.

3. Trên chè:

- Bọ cánh tơ: Hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ hại phổ biến 1 - 3%, cao 12 - 14%.

- Rầy xanh: Hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ hại phổ biến 1,3 - 4,6%, cao 12 - 14%.

- Bọ xít muỗi: Hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ hại phổ biến 1,2 - 3,6%, cao 14%.

- Nhện đỏ: Gây hại nhẹ; Tỷ lệ hại phổ biến 1,1 - 2,6%, cao 8%.

- Ngoài ra: Bệnh đốm nâu, đốm xám hại nhẹ trên diện hẹp.

4. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, bệnh loét, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung hại nhẹ rải rác trên nhãn, vải.

5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu xanh gây hại trên cây bồ đề tại Tân Sơn; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; mật độ phổ biến 20- 100 con/cây, cao 120- 240 con/cây, cục bộ 1.500- 2.000 con/cây, phát dục chủ yếu tuổi 2, tuổi 3.

III, DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:

1. Trên lúa: Các đối tượng sâu bệnh di chuyển hại trên lúa chét, bờ cỏ, sau đó chuyển sang gây hại trên mạ mùa sớm. Chú ý các đối tượng: Chuột, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy các loại, ...

2. Trên ngô xuân: Bệnh khô vằn, đốm lá, sâu đục thân, đục bắp gây hại nhẹ trên diện tích ngô trồng muộn; Chuột hại rải rác.

3. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Bệnh đốm nâu, đốm xám gây hại nhẹ.

4. Trên cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, bệnh loét, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung hại nhẹ rải rác trên nhãn, vải.

5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu xanh tiếp tục gây hại trên cây bồ đề; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nếu không phòng trừ kịp thời.

IV, ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:

1. Trên lúa: Tập trung thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa đã chín. Theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh hại trên các cây ký chủ phụ. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên ngô: Tập trung thu hoạch những diện tích ngô đã chín; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

3. Trên chè: Phun trừ những diện tích nhiễm sâu bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh đến ngưỡng phòng trừ, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

Ngoài ra: Theo dõi  chặt chẽ sâu bệnh trên cây ăn quả, cây lâm nghiệp và phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Phòng Trồng trọt Sở NN& PTNT (b/c);

- Lưu: KT.

KT.CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

(đã ký)

  Phạm Văn Hiển

Các thông báo sâu bệnh khác
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Loading...