I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết:
Nhiệt độ: Trung bình 31 - 320C, Cao 34 - 360C, Thấp 27 - 290C,
Nhận xét khác: Trong kỳ, ngày trời nắng nóng, không mưa. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.
2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:
- Lúa xuân sớm
|
Diện tích: 1797,4 ha
|
Sinh trưởng: Đã thu hoạch
|
- Lúa xuân trung
|
Diện tích: 3.468,3ha
|
Sinh trưởng: Đang thu hoạch
|
- Lúa xuân muộn
|
Diện tích: 31.212ha
|
Sinh trưởng: Đỏ đuôi - Thu hoạch
|
- Cây ngô xuân
|
Diện tích: 5.518,9 ha
|
Sinh trưởng: Chín sáp - Thu hoạch
|
- Cây ăn quả:
|
Diện tích: 1,487 ha
|
Sinh trưởng: Phát triển quả
|
- Cây chè:
|
Diện tích: 15,600 ha
|
Sinh trưởng: Phát triển búp
|
- Rừng trồng tập trung
|
Diện tích: 83,531,7 ha
|
Sinh trưởng: Phát triển thân cành
|
II, NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
1. Trên lúa:
- Bệnh khô vằn: Gây hại trên trà lúa xuân muộn, mức độ hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ bệnh hại phổ biến từ 3 - 8%, cao 24 - 35%; cấp bệnh chủ yếu là cấp 3, 5.
- Rầy các loại: Gây hại nhẹ; Mật độ phổ biến 100 - 200 con/m2, cao 730 - 1080 con/m2.
- Chuột: Hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ dảnh hại phổ biến 0,3 - 0,6%, cao 4%, cục bộ 10% (Tân Sơn).
- Bọ xít dài: Hại nhẹ đến trung bình; mật độ phổ biến 0,2 - 0,3 con/m2, cao 6 con/m2.
- Các đối tượng: Châu chấu, bệnh bạc lá, sâu đục thân gây hại nhẹ trên diện hẹp.
2. Trên ngô xuân: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá lớn, bệnh đốm lá nhỏ, sâu đục thân, đục bắp gây hại nhẹ; Chuột hại cục bộ.
3. Trên chè:
- Bọ cánh tơ: Hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ hại phổ biến 2,8 - 3,6%, cao 10 - 14%.
- Rầy xanh: Hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ hại phổ biến 1,3 - 3,7%, cao 12 - 18%.
- Bọ xít muỗi: Hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ hại phổ biến 1,1 - 3,3%, cao 12%.
- Nhện đỏ: Hại nhẹ đến trung bình; Tỷ lệ hại phổ biến 1,4 - 2,4%, cao 14%.
- Ngoài ra: Bệnh đốm nâu, đốm xám hại nhẹ trên diện hẹp.
4. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung hại nhẹ rải rác trên nhãn, vải.
III, DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:
1. Trên lúa:
- Bệnh khô vằn: Tiếp tục gây hại trên trà lúa xuân muộn; Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên các ruộng bón phân không cân đối, bón nhiều đạm, lá rậm rạp,...
- Rầy các loại: Rầy tiếp tục tích luỹ và gia tăng mật độ gây hại trên trà lúa xuân muộn; Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện thời tiết có mưa bão, bệnh phát sinh, phát triển và gây hại bộ lá đòng; Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp.
- Các đối tượng: Bọ xít dài, chuột gây hại cục bộ.
2. Trên ngô xuân: Bệnh khô vằn, đốm lá, sâu đục thân, đục bắp gây hại nhẹ đến trung bình; Chuột hại rải rác.
3. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng; Bệnh đốm nâu, đốm xám gây hại nhẹ.
4. Trên cây ăn quảBệnh chảy gôm, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả hại nhẹ trên cây bưởi; Nhện lông nhung, bọ xít nâu hại nhẹ rải rác trên nhãn, vải.
IV, ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:
1. Trên lúa:
- Bệnh khô vằn: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Validacin 5 SL, Anvil 5SC, Cavil 50 SC, Lervil 5 SC, Tilvil 50 SC, V-T Vil 500 SC,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.
- Rầy các loại: Khi ruộng có mật độ trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm), sử dụng một trong các loại thuốc như: Victory 585EC, Tasodant 600EC, Superista 25EC, Bassa 50EC, Jetan 50EC, ... hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc: Penalty 40WP, Sectox 10WP, Actara 25WP, Midan 10WP, ... pha theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì; Lưu ý: Phải rẽ băng lúa rộng 0,8 - 1,2 m và phun kỹ vào gốc lúa.
- Bệnh bạc lá: Khi ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc: Novaba 68WP, Starwiner 20WP, Kozuma 3SL, PN-Balacide 32WP, Xanthomix 20WP, Sansai 20WP, Sasa 20WP, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì.
- Ngoài ra: Chú ý phòng trừ các bọ xít dài bằng các loại thuốc đặc hiệu; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
2. Trên ngô: Phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục thuốc được phép sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
3. Trên chè: Phun trừ những diện tích nhiễm sâu bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh đến ngưỡng phòng trừ, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh trên cây ăn quả, cây lâm nghiệp và phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng Trồng trọt Sở NN& PTNT (b/c);
- Lưu: KT.
|
KT.CHI CỤC TRƯỞNG
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
(đã ký)
Phạm Văn Hiển
|