Thông báo sâu bệnh kỳ 5/5, dự báo 10 ngày tới
Cẩm Khê - Tháng 5/2016

(Từ ngày 05/05/2016 đến ngày 16/05/2016)

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh  kỳ 04/05, dự báo 10 ngày tới và biện pháp phòng trừ

Hiện nay, các trà lúa đang trong giai đoạn trỗ bông – chắc xanh, đây là giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm với các đối tượng sâu bệnh hại. Kết quả điều tra sâu bệnh từ ngày 03/05 đến 04/05/2016, trên đồng ruộng đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh hại và có nguy cơ bùng phát gây hại nặng trong thời gian tới, cụ thể:

I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH:

1. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Phát sinh gây hại trên diện rộng ở tất cả các xã, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ hại phổ biến 5 - 10%, cao 20 - 30%, cục bộ 42,8% trên trà trung. Diện tích nhiễm 761,5 ha trong đó nhiễm TB 241,7 ha, nhiễm nặng 17,5 ha. Diện tích đã PT 259,2 ha.

* Dự báo: Bệnh khô vằn sẽ tiếp tục phát triển lây lan nhanh và gây hại mạnh trên các trà lúa. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối.

 2. Rầy các loại:

* Hiện tại: Rầy đang tích luỹ mật độ  mức nhẹ đến trung bình. Mật độ rầy phổ biến phổ biến 200 - 500 com/m2, cao 1200- 1800 con/m2, phát dục chủ yếu tuổi 1,2, trưởng thành; Mật đổ ổ trứng phổ biến 30 - 70 ổ/m2, cao 480 ổ/m2. Diện tích nhiễm 296,9 ha trong đó diện tích nhiễm trung bình 11,6 ha. Diện tích phòng trừ 11,6 ha..

* Dự báo:  Trong thời gian tới rầy tiếp tục đẻ trứng và gia tăng tích luỹ mật độ, gây hại trên các trà lúa. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ gây cháy chòm, cháy ổ trên lúa giai đoạn chín sáp từ 10/5/2015 trở đi.

3. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Bệnh đã xuất hiện ở một số xã: Đồng Cam, Sai Nga, Phương Xá, Sơn Tình.... Mức độ hại nhẹ. Tỷ lệ hại phổ biến 3 – 6%, cao 10,3%, cục bộ ổ nhỏ 15-20%. Diện tích nhiễm 5,8 ha.

* Dự báo:  Trong điều kiện thời tiết có mưa bão, bệnh phát sinh, lây lan nhanh và gây hại mạnh trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các giống lúa lai, ruộng xanh tốt, gây cháy bộ lá đòng làm ảnh hưởng lớn đến năng suất.

4. Các đối tượng khác: Sâu đục thân gây hại trung bình đến nặng trên diện tích lúa trỗ từ 10/05 trở đi. Chuột, bọ xít dài, châu chấu, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh vàng lá chín sớm gây hại cục bộ.

II. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO, PHÒNG TRỪ:

Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) theo Văn bản số 4848/KH-UBND ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh vượt ngưỡng:

- Bệnh khô vằn: Khi phát hiện ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh khô vằn đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ:  Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...),

- Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng bằng các thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Victory 585 EC, Nibas 50 EC, Rockfos 550 EC, Babsac 600 EC,

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần phòng trừ bằng bằng các thuốc trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Xanthomix 20WP, Starwiner 20WP, Kamsu 2SL,

- Ngoài ra: Theo dõi và phòng trừ kịp thời bọ xít dài, sâu đục thân, châu chấu, bệnh lem lép hạt..; tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

* Chu ý: Tất cả các loại thuốc nêu trên pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì./.

 Nơi nhận:

- TT: HU, HĐND, UBND huyện (b/c);

- Chủ tịch, các PCT UBND (b/c);

- Chi cục BVTV tỉnh b/c);

- Phòng NN&PTNT, Trạm KN, Đài truyền thanh huyện;

- Chủ tịch UBND các xã, TT;

- Các đại lý thuốc BVTV trên địa bàn;

- L­ưu. Trạm.

P.TRƯỞNG TRẠM

               

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...