Thông báo sâu bệnh kỳ 33
Toàn tỉnh - Tháng 8/2015

(Từ ngày 06/08/2015 đến ngày 12/08/2015)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết:

Nhiệt độ: Trung bình 28 - 310C, Cao 33 - 340C, Thấp 25 - 26 0C,

Nhận xét khác: Trong kỳ, ngày trời nắng nhẹ, đôi lúc có mưa rào rải rác vào sáng sớm, chiều tối và đêm. Cây trồng sinh trưởng, phát triển bình thường.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

- Lúa mùa sớm:

Diện tích: 14.592,9 ha

Sinh trưởng: Làm đòng

- Lúa mùa trung:

Diện tích: 17.737,7 ha

Sinh trưởng: Cuối đẻ - đứng cái

- Ngô hè:

Diện tích: 2.513,6 ha

Sinh trưởng: Trỗ - làm hạt.

- Chè:

Diện tích: 16.781,6 ha

Sinh trưởng: Phát triển búp - thu hoạch

- Cây bưởi:

Diện tích: 2.079,3 ha

Sinh trưởng: Phát triển quả

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

1. Trên lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

+ Trà sớm: Mật độ sâu phổ biến 10 - 15 con/m2, cao 70 - 80 con/m2, cục bộ 160 - 200 con/m2 (Thanh Ba, Hạ Hòa). Phát dục chủ yếu tuổi 5, nhộng.

+ Trà trung: Mật độ sâu phổ biến 5 - 10 con/m2, cao 20 - 30 con/m2, cục bộ 60 -  80 con/m2 (Cẩm Khê, Phù Ninh, Phú Thọ, Yên Lập), cá biệt 120 - 180 con/m2 (Hạ Hòa, Lâm Thao, Việt Trì). Phát dục chủ yếu tuổi 4, tuổi 5.

- Sâu đục thân 2 chấm: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại các huyện Cẩm Khê, Việt Trì, Phù Ninh, Đoan Hùng. Tỷ lệ dảnh hại phổ biến 0,1 - 1,9%, cao 2,1 - 5,2%, cục bộ 14,2% (Việt Trì). Phát dục chủ yếu tuổi 5.

- Bệnh khô vằn: Hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng tại Cẩm Khê, Hạ Hòa, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Thanh Thủy, Việt Trì, Đoan Hùng. Tỷ lệ hại trên trà sớm phổ biến 3 - 8,5%, cao 12 - 28, cục bộ 35 - 35,6 (Cẩm Khê, Việt Trì); trên trà trung phổ biến 1,3 - 5,3%, cao 6,5 - 16,6%, cục bộ 18 - 21,8% (Việt Trì, Cẩm Khê).

- Chuột: Gây hại nhẹ đến trung bình tại Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Thanh Ba, Thanh Thủy, Việt Trì, Yên Lập. Tỷ lệ hại phổ biến 0,1 - 1,8%, cao 2,0 - 9,8%.

- Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Gây hại nhẹ tại Thanh Thủy, Lâm Thao. Tỷ lệ hại phổ biến 0,3 - 0,5%, cao 8 - 10%.

- Rầy các loại: Gây hại nhẹ. Mật độ trứng phổ biến 10 - 30 ổ/m2, cao 80 - 120 ổ/m2 (Thanh Sơn, Cẩm Khê). Mật độ rầy phổ biến 30 - 40 con/m2, cao 60 - 80 con/m2, cục bộ 200 - 600 con/m2 (Hạ Hòa, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Thanh Thủy), cá biệt 1.000 - 1.330 con/m2 (Cẩm Khê). Phát dục chủ yếu tuổi 2, 3.

- Ngoài ra: Bọ xít dài, bệnh bạc lá,... gây hại rải rác.

2. Trên ngô hè:

- Bệnh khô vằn: Gây hại nhẹ tại đến trung bình tại Phù Ninh, Đoan Hùng. Tỷ lệ hại phổ biến 1,9 - 4,0%, cao 9,9 - 26,5%

- Ngoài ra: Các đối tượng sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh đốm lá, rệp, chuột gây hại rải rác.

3. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: Gây hại nhẹ tại các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Tân Sơn, Yên Lập. Tỷ lệ hại phổ biến 1,2 - 3,3%, cao 6 - 9%.

- Rầy xanh: Gây hại nhẹ đến trung bình tại Cẩm Khê, Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập. Tỷ lệ hại phổ biến 1,0 - 4,3%, cao 7,3 - 12%.

- Bọ xít muỗi: Gây hại nhẹ đến trung bình tại Cẩm Khê, Hạ Hòa, Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập. Tỷ lệ hại phổ biến 3,0 - 4,2%, cao 8 - 12%.

- Bệnh đốm nâu: Gây hại nhẹ tại Yên Lập. Tỷ lệ hại phổ biến 1,4 - 2,0%, cao 4 - 8%.

- Ngoài ra: Bệnh chấm xám, bệnh thán thư, nhện đỏ, bệnh thối búp hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả:

Trên cây bưởi các đối tượng nhện đỏ hại nhẹ; bệnh chảy gôm, bệnh loét, ruồi đục quả hại rải rác. Bọ xít nâu, nhện lông nhung gây hại rải rác trên cây nhãn vải.

5. Trên cây lâm nghiệp:

Sâu ăn lá, sâu đục cành, mối hại gốc,... gây hại rải rác.

III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:

1. Trên lúa mùa:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tiếp tục gây hại và bắt đầu chuyển lứa. Bướm lứa 6 ra rộ từ ngày 18 - 22/8/2015, sâu non lứa 6 gây hại mạnh từ ngày 28/8/2015 trở đi trên trà lúa mùa trung cấy muộn và trà mùa muộn (giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái, làm đòng).

- Sâu đục thân 2 chấm: Tiếp tục gây hại và bắt đầu chuyển lứa. Bướm lứa 5 ra rộ từ ngày 19 - 25/8/2015, sâu non lứa 5 gây hại mạnh từ 31/8/2015 trở đi trên trà trung và trà muộn (giai đoạn đẻ nhánh - trỗ). Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Các huyện cần chú ý: Phù Ninh, Việt Trì, Cẩm Khê, Lâm Thao, Thanh Thuỷ,...

- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều đạm, ruộng khô hạn,... Các huyện cần chú ý: Cẩm Khê, Lâm Thao, Thanh Ba, Thanh Thủy, Việt Trì, Yên Lập, ...

-  Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Trong điều kiện thời tiết có mưa bão, kết hợp với việc bà con bón phân đón đòng, bệnh dễ phát sinh, lây lan nhanh và gây hại mạnh trên các trà; mức độ hại trung bình, cục bộ hại nặng gây trên các giống lúa lai, trên ruộng xanh tốt, lá rậm rạp. Các huyện đã có nguồn bệnh cần chú ý: Thanh Thủy, Lâm Thao, Yên Lập,...

- Chuột: Gây hại trên các trà lúa khu vực ven đồi, gò, ven làng; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Ngoài ra: Rầy các loại gây hại cục bộ trên chân ruộng dộc chua; bọ xít dài, nhện gié, bệnh lem lép,... gây hại nhẹ.

2. Trên ngô: Bệnh khô vằn gây hại nhẹ đến trung bình. Sâu đục thân, sâu ăn lá, chuột, bệnh đốm lá, rệp cờ hại nhẹ.

3. Trên cây chè: Bọ cánh tơ, rầy xanh, bọ xít muỗi hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Bệnh đốm nâu, nhện đỏ, bệnh thối búp gây hại nhẹ.

4. Trên cây ăn quả: Trên cây bưởi các đối tượng nhện đỏ hại nhẹ; bệnh chảy gôm, bệnh loét, ruồi đục quả hại rải rác. Bọ xít nâu, nhện lông nhung gây hại rải rác trên cây nhãn vải.

5. Cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, sâu đục cành, mối hại gốc,... gây hại rải rác.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:

1. Trên lúa:

- Tiếp tục điều tra, theo dõi chặt chẽ sự chuyển lứa của sâu đục thân lứa 5 và sâu cuốn lá lứa 6 trong thời gian tới.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% dảnh hại sử dụng một trong các loại thuốc Cavil 50WP, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Valigreen 50SL, ... phun phòng trừ theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% lá hại sử dụng một trong các loại thuốc Starwiner 20WP, Xanthomix 20WP, Kasagen 250WP, Grahitech 2SL, ... phun phòng trừ theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng bọ xít dài, nhện gié,… bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên ngô: Tập trung chăm sóc và phòng trừ các loại sâu bệnh khi tới ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục thuốc BVTV.

3. Trên chè: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục. Lưu ý thời gian cách ly.

- Bọ cánh tơ: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng các loại thuốc: Dylan 2EC, 10WG, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Kuraba 3.6EC,...; pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Nhện đỏ: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%; sử dụng các loại thuốc: Ortus 5 SC, Catex 1.8 EC, 3.6 EC, Shepatin 18EC, 36EC, Tasieu 1.9EC, Kuraba 3.6EC,...; pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Rầy xanh: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng các loại thuốc: Dylan 2EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Superista 25EC,...; pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Bọ xít muỗi: Chỉ phòng trừ ở những nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; sử dụng các loại thuốc: Trebon 10EC, Dylan 2 EC,...; pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

- Chú ý theo dõi và phòng trừ kịp thời bệnh thối búp, đốm nâu, đốm xám.

* Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ sâu bệnh trên cây ăn quả, cây lâm nghiệp, phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng kịp thời./.

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- LĐCC;

- Lưu: KT.

KT. CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

(đã ký) 

Phạm Văn Hiển

Các thông báo sâu bệnh khác
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Toàn tỉnh
Loading...