Thông báo sâu bệnh kỳ 15-30/05. Dự báo cuối vụ. Biện pháp phòng trừ
Yên Lập - Tháng 5/2010

(Từ ngày 15/05/2010 đến ngày 30/05/2010)

I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 15-30/5/2010. DỰ BÁO SÂU BỆNH CUỐI VỤ XUÂN 2010.

1. Trên cây lúa:

1.1 Rầy các loại: Tiếp tục phát sinh, phát triển cũng như tíc lũy ngay từ đầu tháng. Mật độ phổ biến từ 500-600c/m2, cá biệt ở những ruộng nhiễm, ruộng trũng mật độ  1000-1500c/m2 (Thượng Long, Đồng thịnh, Mỹ lung, Mỹ Lương, Đồng lạc, Phúc khánh,….) Diện tích nhiễm: 179 ha. Đã phòng trừ 109ha.

* Dự báo: Từ nay đến cuối vụ rầy tiếp tục phát sinh, phát triển mật độ có thể lên tới 3000-5000c/m2, cục bộ >5000 c/m2, và có thể gây cháy chòm(cháy ổ) cá xã nêu trên đặc biệt chú ý.

1.2. Đạo ôn cổ bông: Phát sinh, phát triển trên các giống nhiễm, thừa đạm hoăch bón đạm muộn. Tỷ lệ bông hại từ 2-3%, nơi cao 5-8%, cục bộ 10-15% ( Thượng Long, Nga hoàn, xuân viên,…). Diện tích 26,5ha. Đã phòng trừ 20 ha.

           * Dự báo: Bệnh tiếp tục lây lan do thời tiết, thích hợp. Tỷ lệ hại cục bộ  15-20%.

1.3. Bệnh  khô vằn: Tiếp tục phát sinh gây hại. Tỷ lệ hại trung bình 5-6%, nơi cao 10-15%, cục bộ 20-20%. Diện tích nhiễm trung bình 404ha. Đã phòng trừ được 350 ha.

* Dự báo: Bệnh tiếp tục gây hại với tỷ lệ hại 10 -12%, cục bộ ở những ruộng trũng, ruộng bị đổ ngã 25-30%.

1.4. Bọ xít: Bọ xít phát sinh, phát triển ở chân ruộng trỗ muộn với mật độ từ 2-5 c/m2, nơi cao 6-10c/m2, cục bộ 15-20 c/m2. Diện tích hại 163ha, đac phòng trừ được 86,5ha.

* Dư báo: Bọ xít phát sinh, phát triển ở chân ruộng trỗ muộn với mật độ từ 8-10 c/m2, cục bộ 20-30 c/m2

2. Trên cây đõ tương: Sâu đục quả gây hại với tỷ lệ quả hại trung bình 2-4%, cục bộ hại trung bình 12%. Diện tích nhiễm trung bình 6,84ha. Đã phòng trừ 5ha.

* Dự kiến: Sâu đục quả tiếp tục gây hại trên các ruộng đỗ tương trồng muộn.  Với tỷ lệ lến đến 6%, cục bộ > 12%.

II. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa:

1.1. Đối với rầy: Khi mật độ rầy >1500 c/m2 cần tiến hành phòng trừ ngay bằng các loại thuốc đăc hiệu: Nếu lúa ở gai đoạn lúa trỗ đến chắc xanh cần phun bằng các loại thuốc lưu dẫn như; Actara 25WG, Admine 050EC, sectoc 100WP, midan 10WP,… Nếu lúa ở giai đoạn từ chắc xanh trở đi  càn sử dụng các loại thuốc tiếp xúc như; Bassa 50EC, Bấ 50ND hoăch hỗn hợp cả 2 loại thuốc lưu dẫn và tiếp xúc trên. Chú ý rã băbg nhỏ từ 1-1.2m để thuốc bán dính lên rầy. Sau phun 1-2 ngày cần kiểm tra lại, nếu mật độ còn cao cân phun nhắc lại.

1.2. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông: Những ruộng đã nhiễm đạo ôn lá cầg phòng trừ ngay đạo ôn cổ bông bằng cá loại thuốc đăc hiệu: Điphusan 40EC, fuji - one 40EC, Bem-super 250WP,..nếu bệnh nặng cần phun lại lần sau cách lần trước từ 5-7ngày. Cách pha phun như hướng dẫn trên bao bì.

1.3. Đối với Bệnh khô vằn:  Khi tỷ lệ hại > 20% cần phun ngay các loại thuốc Valydacin 5L, Lervil 5SC, Till-Super 300 ND, Anvil 5 SC,..bệnh nặng cần phun nhắc lại sau 3-5 ngày.

1.4. Đối với bọ xít: Nếu mật độ > 6 c/m2 cầ phu cá loại thuốc đặc hiệu như; Fastac 5EC, Bestox 5EC, Địch bách trùng 90SP,…Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

2.  Trên đỗ tương:  Sâu đục quả gây hại với tỷ lệ > 10%, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ. Dipterex, Regent 800wp, …

Ngoài ra còn có: Sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh bạc lá, lem lép hạt gây hại nhẹ.

Nơi nhận:

_TTHU-HĐND (B/c)

_ CT, PTC, CCBVTV (B/c)

_ BCĐ –SX

_ UBND xã +Tổ KN

_ Lưu

TRƯỞNG TRẠM

  Phùng Hữu Quý

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...