Thông báo sâu bệnh kỳ 20-30/04 - Biện pháp phòng trừ
Yên Lập - Tháng 4/2010

(Từ ngày 21/04/2010 đến ngày 30/04/2010)

I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH TỪ 10/4 ĐẾN 20/04/2010 VÀ DỰ BÁO.

1. Trên lúa:

* Bệnh đạo ôn:  - Hiện tại Do thời tiết rất thích hợp (mưa nhỏ, rét kéo dài) nên bệnh phát triển mạnh. Tỷ lệ lá hại trung bình từ 0,5-3%; nơi cao 5-8%; cục bộ ổ những chân ruộng nhiễm như giống Thiên nguyên ưu 16, nếp, tỷ lệ lá hại 20-30%. Diện tích nhiễm 210,8 ha, trong đó nhiễm trung bình 74,15ha, cục bộ ổ 8 sào ( xã Nga hoàng, Thượng long), đã phòng trừ 182ha.

- Dự báo: Do thời tiết còn đan xen giữa rét và nóng, mưa ẩm nên ruộng nhiễm bệnh đạo ôn lá sẽ phát triển mạnh lên đạo ôn cổ bông, tỷ lệ bông hại từ 4-5% và có thể cao hơn lên đến 10-15%, nếu không được phòng trừ tốt gây ảnh hưởng lớn đến năng suất. Do vậy cần đặc biệt chú ý tới bệnh này.

* Bệnh khô vằn: - Đang gia tăng với tỷ lệ hại trung bình 6-8%, nơi cao 10-15%, cục bộ ổ 20-30%. Diện tích nhiễm toàn huyện là 564,7 ha, trong đó nhiễm trung bình 255,7ha, đã phòng trừ được  473ha.

- Dự báo: bệnh tiếp tục phát triển do thời tiết thích hợp. Tỷ lệ hại trung bình lên tới 15-20%, cao 30-50%. Tất cả các xã đều nhiễm bệnh này, vì vậy cần chú ý phòng trừ.

* Sâu cuốn lá: - Hiện tại (20/4) sâu đang phổ biến ở tuổi 5 và nhộng với mật độ 4-6C/m2, nơi cao 10-15C/m2.

- Dự báo: thời gian tới từ đầu tháng 5 trở đi có lứa sâu non mới nở trùng với giai đoạn lúa đang trỗ bông với mật độ sâu non từ 15-20 C/m2, cục bộ ở ruộng xanh tốt, ruộng trũng 30-50C/m2. Gây trắng lá nhiều.

* Sâu đục thân: - Gây hại rải rác với tỷ lệ trung bình 0,2- 1%, cao 2%.

- Dự báo: Từ giữa tháng 5trở đi có lứa sâu non gây hại bông bạc. Ruộng càng cấy muộn tác hại càng lớn.

+ Bọ xít dài: - Bọ xít phát sinh mạnh với mật độ trung bình 2-5C/m2, cục bộ 8-10C/m2.

- Dự báo: Do lúa ở thời kỳ đòng - trỗ nên bọ xít phát sinh mạnh mật độ 5-8C/m2, cao 10-15C/m2, cục bộ 20-30C/m2.

* Rầy lưng trắng, rầy nâu, rầy xám: Đang tích lũy và phát sinh với mật độ 80-100 C/m2, cao 300-500C/m2 ( Thượng Long, Phúc Khánh, Mỹ Lương, Lương Ssơn,…). Dự báo rầy sẽ phát sinh mạnh trong thời gian tới, từ đầu tháng 5 có thể mật độ 1000-1500C/m2 và giữa tháng 5 sẽ gây cháy ổ cục bộ.

* Chuột hại: Chuột gia tăng phá hoại nhất là chân ruộng ven đồi rừng, ven làng: Tỷ lệ hại 1-2%, Cao 5-8%, Cục bộ ổ 15-20%.

2. Trên cây đậu tương:

* Sâu cuốn lá vẫn tiếp tục phát phát sinh và gây hại, mật độ sâu trung bình 8- 10C/m2, nơi cao 20 - 30C/m2. Diện tích gây hại 39,4ha. Đã phòng trừ 22,5ha. Dự báo: Sâu cuốn lá đậu tương còn tiếp tục gây hại do chưa đến thời kỳ chín, cần tiếp tục phòng trừ.

* Dòi đục quả đậu đỗ đang phát sinh và  gây hại với  mật độ 10-15C/m2, nơi cao 20- 30C/m2 . Đây là đối tượng cần đặc biệt chú ý phòng trừ trong thời gian tới.

Ngoài ra còn có dòi đục ngọn, bệnh chết ẻo, bệnh dỉ sắt gây hại.

3. Trên cây ngô và cây trồng khác Rau, đậu …) có sâu đục thân, châu chấu, rày rệp gây hạ từ nhẹ đến trng bình. Ngoài ra còn có bệnh khô vằn, đốm lá, sương mai, dỉ sắt gây hại nhẹ.

II. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

1. Đối với cây lúa:

* Để phòng trừ bệnh đạo ôn, nhất là đạo ôn cổ bông, khi tới ngưỡng cần dụng các loại thuốc đặc hiệu như; Diphusan 40EC, Fuji-one 40EC, Kamsu 2L, Beam- Super 75WP, Kasai 21,2WP….Phun trước khi lúa trỗ và sau khi lúa trỗ 7 ngày.

* Bệnh khô vằn: Ngừng bòn phân hóa học, Khi xuất hiện bệnh với tỷ lệ >20% cần phun ngay bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Valydacin 5L, Aloannong 50SL, Anvil 5L, Lervil 5L,… Bệnh nặng cần phun nhắc lại sau lần phun trước từ 5 - 7 ngày.

* Dùng thuốc Regent 800WG, Rigell 50SC, Sattrungdan 95BTN,…Để trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân lúa, ngô.

* Đối với rầy khi tới ngưỡng cần sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như; Thuốc Actara 25WG, Gold tress 50WP, Bassa 50EC,…

2. Đối với đỗ tương:

 - Sử dụng thuốc Regent 800WG, Rigell 50SC, kết hợp với thuốc Bestox 5EC….Để phun sâu cuốn lá và dòi đục quả đậu đỗ. Chú ý khi mật độ sâu sau khi phun còn cao cần phun nhắc lại 3-5ngày.

Để phòng trừ bệnh chết ẻo, héo rũ, lở cỏ rễ dùng thuốc Daconil 75WG, hoặc Topsin – M, Valydacin 5L phun kỹ. BÖnh nÆng cÇn phun nh¾c l¹i sau lÇn phun tr­íc tõ 5 - 7 ngµy.

3. Đối với cây ngô:

- Để trừ sâu đục thân, đục bắp khi tới ngưỡng cần dùng các loại thuốc Finico 800WG, Regent 800WG,..

- Để phòng trừ khô vằn cho ngô cần dùng thuốc Valydacin 5L, Anvil 5SC, Lervil 5SC,…Phun kỹ theo hướng dẫn vỏ bao bì.

4. Để phòng trừ chuột cần áp dụng các biện pháp tổng hợp trong đó coi trọng biện pháp sinh học để bảo đảm an toàn cho mùa màng.

* Lưu ý tất ca các loại thuốc đã nêu ở trên cần phun theo hứong dẫn có in trên bao bì của nhà sản xuất.

Nơi nhận:

_TTHU-HĐND (B/c)

_ CT, PTC, CCBVTV (B/c)

_ BCĐ –SX

_ UBND xã +Tổ KN

_ Lưu

               TRƯỞNG TRẠM

             

           

                 Phùng Hữu Quý

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...