Thông báo sâu bệnh tháng 04. Dự báo sâu bệnh thnág 05. Biên pháp phòng trừ
Yên Lập - Tháng 5/2010

(Từ ngày 01/05/2010 đến ngày 31/05/2010)

I / Tóm tắt tình hình thời tiết, cây trồng và sâu bệnh tháng 04 năm 2010.

1. Thời tiết:

- Trong tháng đã có một số trận mưa rào nhẹ. Cơ bản đã giải quyết tình hình hạn hán. Nhiệt độ bình quân 25-28˚C.

2. Cây trồng:      

- Trên cây lúa: Giai đoạn sinh trưởng: Đòng - Trỗ.

- Trên cây ngô: Ngô mới trồng đến giai đoạn 10 - 12 lá và xoắn nón.

- Trên cây đỗ tương: Giai đoạn ra hoa - đậu quả.

- Trên cây chè: Sinh trưởng phát triển lứa tiếp theo.

3. Tình hình sâu bệnh trong tháng 04: Gây hại từ nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng cụ thể:

- Trên cây lúa:

+ Bệnh đạo ôn: Bệnh phát triển trên chân ruộng có giống nhiễm (như Thiên Nguyên Ưu16,  nếp….), ruộng thừa đạm. Tỷ lệ lá hại 1-3%, nặng 4-6%, cục bộ 10-15% (Nga hoàng, Thượng long, Xuân viên…). Diện tớch hại 210,8 ha. Đã phòng trừ 182ha.

+ Bệnh khô vằn: Lây lan và phát triển do có nhiều diện tích bị hạn. Tỷ lệ hại trung bình 4-5%, cao 8-10%, cục bộ 20-30% bệnh phát sinh phát triển ở hầu hết các xã trên toàn huyện. Diện tích hại 564,7ha. Đã phòng trừ 473ha.

+ Rầy các loại: Đang tích lũy và gia tăng ở chân ruộng trũng ven rừng. Mật độ trung bình 200-250c/m2, nơi cao 600-800c/m2, cục bộ 1500-1800 c/m2( Mỹ lung, Đồng lạc, Thượng long…). Diện tích hại 35 ha. Phòng trừ 10ha.  

+ Sâu đục thân: Hiện tại đang tuổi 4,5. Dự kiến có lứa sâu non gây hại vào giữa tháng 5 gây bông bạc.

+ Ngoài ra còn có: Sâu cuốn lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh bạc lá, bệnh đen lép gây hại rải rác….

- Trên cây đỗ tương: + Có sâu cuốn lá gây hại từ nhẹ đến trng bình. Mật độ sâu đã giảm so với tháng trước từ 8 - 10 c/m2, cục bộ 15 - 20 c/m2. Diện tích hại 39,4ha. Đã phòng trừ 22,5ha.

+ Sâu đục quả đỗ tương: Phát sinh gây hại trên diện rộng mật độ 6-8 c/m2, cục bộ 10-15 c/m2. Diện tích hại 8,22ha. Đã phòng trừ 6,8ha.

 Ngoài ra còn có(lở cổ rễ, chết ẻo gây hại nhẹ, rải rác,…)

- Trên cây ngô rau màu có sâu tơ, sâu xanh, rệp cờ gây hại nhẹ rải rác. Bệnh đốm lá, khô vằn gây hại nhẹ.

- Trên cây chè: Có rầy xanh, bọ xít muối gây hại nhẹ đến trung bình

- Trên cây trồng lâm nghiệp: Bệnh khô cành , sâu ăn lá gây hại nhẹ.

- Chuột hại: Chuột hại rải rác trên lúa và hoa màu. Cục bộ hại nặng ở xung quanh rừng ven làng. Diện tích hại 392ha. Đã phòng trừ 345ha.

II/ Dự báo sâu bệnh & Chuột hại tháng 05/ 2010. Biện pháp phòng trừ:

1. Trên cây lúa:

a, Bệnh đạo ôn: bệnh đạo ôn cổ bông sẽ phát sinh, phát triển trên các chân ruộng đã nhiệm đạo ôn lá. Tỷ lệ hại trung bình 2-3%, cục bộ > 10%.

Phòng trừ: Ruộng nào đã nhiễm đạo ôn lá phải phòng trừ đạo ôn cổ bông bằng các loại thuốc: Diphusan 40EC, Bemsuper 750WP, Carzole 20WP…Phun trước và sau trỗ 7 ngày.

b, Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát sinh, phát triển trên diện rộng. Khi xuất hiện bệnh với tỷ lệ >20% cần phun ngay bằng các loại thuốc đặc hiệu như: Valydacin 5L, Aloannong 50SL, Anvil 5L, Lervil 5L, Tilt- Supper 300EC,… Bệnh nặng cần phun nhắc lại sau lần phun trước từ 3 - 5ngày.

- Ngoài ra còn có bệnh bạc lá gây hại chủ yếu trên ruộng lúa lai, bệnh đen lép hạt, đốm sọc vi khuẩn gây hại rải rác.

C, Sâu đục thân: Bướm rộ đầu tháng 5, sâu non nở rộ từ giữa tháng 5 trơ đi gây bông bạc với lúa xuân trỗ muộn. Phòng trừ: Khi tới ngưỡng dùng các loại thuốc Regent 800WG, Rigell 50SC, 800WG,... phun kỹ.

D, Bọ xít:  Khi mật độ 6c/m2 cần dùng các loại thuốc  Bestox 5EC, Fastac 5EC, Pertox 5EC,... phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

2. Trên cây đỗ tương:

- Dòi đục quả gây hại từ nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng.

- Sâu cuốn lá gây hại từ nhẹ đến trung bình.

+ Phòng trừ:  Đối với sâu cuốn lá, dòi đục ngọn cần dùng các loại thuốc khi tới ngưỡng phòng trừ: Regent 800WG, Rigell 800WG hỗn hợp với thuốc Bestox hoặc Fastac 5EC, để tăng hiệu quả.

- Ngoài ra còn có bệnh lở cổ rễ, chết ẻo gây hại từ nhẹ đén trung bình. phòng trừ bằng thuốc Daconil 75WP, Binh conil 75WP, Topsin-M

3. Trên cây ngô:

- Rệp cờ gây hại rải rác với tỷ lệ hại 3-5% cây hại. Phòng trừ bằng thuốc Actara 25WG, Bassa 50EC,…                                                                     

- Có bệnh khô vằn gay hại nhẹ đến trung bình. Phòng trừ bằng cách vơ bỏ lá bệnh, phun bằng các loại thuốc như Valydacin 5L, Anvil 5L, Aloannong 50SL…

Ngoài ra còn có sâu đục thân, bệnh đốm lá gây hại rải rác…

4. Trên cây chè: Dùng các loại thuốc có trong danh mục của Bộ NN& PTNN cho sử dụng trên cây chè đẻ trừ rầy xanh, bọ xít muối, bọ cánh tơ,  nhện đỏ khi tới ngưỡng phòng trừ. Ưu tiên các loại thuốc sinh học  và chú ý hết thời gian cách lý mới được thu hoạch sản phẩm.

 5. Chuột hại:

- Chuột hại rải rác trên lúa, cây đậu tương, cây ngô và cây màu khác.

- Phòng trừ: Dùng tổng hợp các biện pháp để tiêu diệt chuột, ưu tiên các biện pháp sinh học để đàn chuột chỉ còn ở mức thấp nhất, đảm báo an toàn cho mùa màng.

Nơi nhận:

_TTHU-HĐND (B/c)

_ CT, PTC, CCBVTV (B/c)

_ BCĐ – SX

_ UBND xó +Tổ KN

_ Lưu

            

       TRƯỞNG TRẠM

                      

         Phùng Hữu Quý

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...