Thông báo tình hình sâu bệnh tháng 6 và dự báo tình hình sâu bệnh thánh 7
Đoan Hùng - Tháng 7/2011

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

TRẠM BVTV ĐOAN HÙNG


Số: 07/TB-BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Đoan Hùng, ngày 06 tháng 7 năm 2011

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 6

DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 7/2011

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 6/2011:

1. Thời tiết: Đầu và giữa tháng ngày trời nắng nóng, không mưa, thuận lợi cho cây lúa giai đoạn chắc xanh - chín. Cuối tháng do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và áp thấp nhiệt đới trời mưa kéo dài trên diện rộng. Nhiệt độ trung bình 26 - 280C, cao 32 - 340C, thấp 22 - 24oC. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.

2. Cây trồng:

- Lúa xuân muộn: Chín - thu hoạch.

- Mạ mùa: gieo – 2,5 lá.

- Ngô xuân: Chín - thu hoạch.

- Cây chè: Phát triển búp - thu hoạch.

- Cây bưởi: Phát triển quả.

3. Tình hình sâu bệnh:

a. Trên lúa xuân muộn:

- Rầy các loại: Gây hại tại hầu hết các xã, mức độ hại nhẹ, cục bộ hại trung bình. Diện tích nhiễm 229,6 ha, trong đó nhiễm nhẹ 124 ha, nhiễm trung bình 105,6ha. Diện tích đã phòng trừ 105,6 ha.

- Bệnh khô vằn: Gây hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 1394 ha, trong đó nhiễm nhẹ 564,3 ha, nhiễm trung bình 476,8 ha, nhiễm nặng 352,9 ha. Diện tích phòng trừ 829,7 ha, trong đó diện tích phun 1 lần là 581,9 ha; phun 2 lần là 247,8 ha.

- Các đối tượng: Bệnh sinh lý, bệnh đạo ôn, bọ xít dài hại nhẹ đến trung bình. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại cục bộ.

b, Trên ngô: Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá nhỏ hại nhẹ đến trung bình.

- Diện tích nhiễm bệnh khô vằn 48,2 ha, trong đó nhiễm nhẹ 19,8 ha, nhiễm trung bình 28,5 ha.

- Diện tích nhiễm bệnh đốm lá 69,5 ha, trong đó nhiễm nhẹ 19,8 ha, nhiễm trung bình 28,5 ha.

          Ngoài ra: Bệnh đốm lá lớn, sâu đục thân, đục bắp, chuột hại nhẹ.

c, Trên cây chè: Rầy xanh hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Bọ xít muỗi, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình.

- Diện tích nhiễm rầy xanh 242,8 ha, trong đó nhiễm nhẹ 95,7 ha, nhiễm trung bình 116,1 ha, nhiễm nặng 31,0 ha. Diện tích phòng trừ 116,1 ha.

- Diện tích nhiễm bọ xít muỗi 93,0 ha, trong đó nhiễm nhẹ 62 ha, nhiễm trung bình 31 ha. Diện tích phòng trừ 31 ha.

- Diện tích nhiễm nhện đỏ 295,5 ha, trong đó nhiễm nhẹ 264,5 ha, nhiễm trung bình 31 ha. Diện tích phòng trừ 31 ha.

- Ngoài ra: Bọ cánh tơ, bệnh đốm xám, bệnh đốm nâu, bệnh phồng lá chè gây hại nhẹ.

đ, Trên cây bưởi: Sâu vẽ bùa, nhện đỏ hại nhẹ đến trung bình trên cây bưởi. Bọ xít nâu, bệnh thán thư, sâu đục quả hại nhẹ trên cây nhãn, vải.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 7/2011:

1. Trên mạ:

- Chuột: Gây hại rải rác, mức độ nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên các ruộng ven đồi gò

- Ngoài ra: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, sâu keo, cào cào, châu chấu, rầy các loại gây hại rải rác. Bệnh khô vằn gây hại trên những ruộng mạ tốt, gieo dầy.

2. Trên lúa:

- Bệnh sinh lý: Gây hại trên các ruộng dộc chua, lầy, bón phân hữu cơ chưa hoai mục, ruộng cấy sâu tay, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao bệnh gia tăng phát triển; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Ốc bươu vàng: Gây hại trên lúa giai đoạn cấy đến hồi xanh và trên lúa gieo thẳng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những chân ruộng trũng nước.

- Chuột: Gây hại nhẹ, cục bộ ổ nặng trên các ruộng ven đồi, gò, ven làng.

- Ngoài ra: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy các loại, cào cào, châu chấu gây hại nhẹ.

3. Trên chè: Các đối tượng rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ tiếp tục gây hại, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng. Ngoài ra: Bệnh đốm xám, đốm nâu, bệnh thối búp phát triển gây hại do điều kiện thời tiết nóng ẩm.

4. Trên cây bưởi: Sâu đục thân cành, sâu vẽ bùa, sâu nhớt, nhện đỏ hại cục bộ.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên mạ: Áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý hạt giống nhằm tiêu diệt nguồn bệnh ngay từ đầu vụ, gieo thưa, bón đầy đủ phân cho cây mạ sinh trưởng khoẻ.

2. Trên lúa:

- Bệnh sinh lý: Bón phân thúc đẻ kịp thời, kết hợp làm cỏ sục bùn sớm giúp giải phóng các độc tố trong đất, trong điều kiện nắng nóng có thể tháo thay nước luân phiên. Kết hợp sử dụng phân bón qua lá như:  Pomior, Seaweed XO ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Ốc bươu vàng: Áp dụng các biện pháp thủ công bắt ốc, thu gom ổ trứng để tiêu diệt. Đối với những diện tích nhiễm ốc bươu vàng có mật độ trên 3 con/m2 sử dụng thuốc Clodansuper 700 WP pha 10g/1 bình 12 lít phun cho 1 sào để diệt trừ. Khi phun nên giữ mức nước ở 3 - 5 cm để tăng hiệu lực của thuốc.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân. Tích cực diệt chuột bằng mọi biện pháp, hạn chế phun thuốc hoá học đầu vụ để bảo vệ  thiên địch.

3. Trên chè: Phun trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám, bệnh phồng lá chè bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho chè.

4. Trên cây ăn quả: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh trên cây ăn quả, phun trừ các đối tượng sâu bệnh đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.

   

Nơi nhận:

-         TT huyện uỷ, UBND huyện (b/c);

-         Chi cục BVTV (b/c);

-         Phòng ban chuyên môn (p/h);

-         UBND các xã, thị trấn;

-         Lưu.

PHỤ TRÁCH TRẠM

Đỗ Chí Thành

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...