Thông báo SB thangs 7. Duwj baos SB thangs 8
Phù Ninh - Tháng 8/2017

(Từ ngày 01/08/2017 đến ngày 31/08/2017)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV PHÙ NINH

Số: 26 / TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Phù Ninh, ngày 05 tháng 08 năm 2017

THÔNG BÁO  

Tình hình sâu bệnh tháng 7/2017

 Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 8/2017


I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 07/2017:

1. Trên cây lúa:

- Bệnh sinh lý (vàng lá): Tỷ lệ dảnh hại trung bình 0,5 – 1,5%; cao 7 - 10%. Tổng diện tích nhiễm  25,6 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ, giảm so với cùng kỳ năm trước 78,4 ha. Những diện tích khắc phục cây lúa đã ra rễ và lá mới đang sinh trưởng và phát triển bình thường.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Mật độ trung bình 7,0 - 17 con/m2, cao 24 - 48 con/m2, cục bộ 50 - 60 con/m2. Diện tích nhiễm 266,3 ha (nhiễm nhẹ 54,3 ha, nhiễm trung bình 212 ha). Tăng so với cùng kỳ năm trước 65,2 ha; diện tích đã phòng trừ 212 ha.

- Rầy các loại: Mật độ trung bình 35 - 54 con/m2, cao 450 - 630 con/m2. Phát sinh sớm hơn so với cùng kỳ năm trước.

- Chuột: Tỷ lệ dảnh hại trung bình 0,6 - 0,9%, cao 9,2%. Diện tích bị hại 68,9 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ  68,9 ha tại các xã: Vĩnh Phú, Tử Đà, Bình Bộ, Tiên Du, Hạ Giáp, Liên Hoa,...(giảm so với cùng kỳ năm trước 10 ha).

- Ốc bươu vàng: Mật độ trung bình 0,1 - 0,3 con/m2, cao 1,5 con/m2. Tổng diện tích nhiễm 30 ha chủ yếu nhiễm nhẹ. Cao hơn so với cùng kỳ năm trước 30 ha.

- Sâu đục thân: Tỷ lệ dảnh hại trung bình 0,3 - 0,5%, cao 4,0 - 5,1%; diện tích nhiễm 34,4 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại các xã: Vĩnh Phú, Tử Đà, Bình Bộ, Tiên Du, Hạ Giáp, Liên Hoa,... (Giảm so với cùng kỳ năm trước 77,6 ha).

2. Trên cây ngô:

- Bệnh khô vằn: Tỷ lệ bệnh phổ biến 0,2 - 4,2%, cao 11,8%; diện tích nhiễm 14,7 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại tất cả các xã.

- Ngoài ra: Sâu cắn lá, rệp cờ, sâu đục thân, bắp, bệnh sinh lý hại rải rác. Chuột hại cục bộ.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 08/2017:

1. Trên cây lúa:

- Sâu cuốn lá nhỏ:  

+ Trên trà sớm sâu non đang chuyển lứa, trưởng thành sẽ ra rộ từ ngày 04 - 10/8/2017, sâu non lứa 6 gây hại từ ngày 10/8/2017. Dự kiến diện tích cần phòng trừ 203 ha.

 + Trên trà trung sâu non đang chuyển lứa, trưởng thành sẽ ra rộ từ ngày 11 - 17/8/2017, sâu non lứa 6 gây hại từ ngày 16/8/2017. Dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng trên 186 ha.

+ Các xã có diện tích dự kiến cần phòng trừ lớn: Vĩnh Phú, Tử Đà, Bình Bộ, Tiên Du, Hạ Giáp, Liên Hoa,...

- Sâu đục thân hai chấm:

+ Trên trà sớm trưởng thành sâu đục thân 2 chấm lứa 4 sẽ ra rộ từ ngày 04 - 10/8/2017, sâu non gây hại từ 10/8/2017. Dự kiến diện tích phòng trừ 200 ha.

+ Trên trà trung trưởng thành sâu đục thân 2 chấm lứa 4 sẽ ra rộ từ 18 - 25/8/2017, sâu non gây hại từ 23/8/2017. Dự kiến diện tích phòng trừ 186 ha

+  Các xã có diện tích dự kiến cần phòng trừ lớn: Vĩnh Phú, Tử Đà, Bình Bộ, Tiên Du, Hạ Giáp, Liên Hoa,...

- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại trên tất cả các trà lúa mùa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa xanh rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối. Dự kiến diện tích phòng trừ trong tháng 8 là 400 ha, các xã cần chú ý: Vĩnh Phú, Tử Đà, Bình Bộ, Tiên Du, Hạ Giáp, Liên Hoa,...

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Thời gian tới tiếp tục có mưa lớn kèm theo dông bão, bệnh dễ phát sinh gây hại, nhất là trên những diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh, trên giống nhiễm (Nhị ưu số 7, nhị ưu 838, Thiên ưu 8, GS9,...). Các xã cần lưu ý: Tử Đà, An Đạo, Tiên Du, Hạ Giáp,...

- Bệnh sinh lý: Tiếp tục gây hại, mức độ nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những chân ruộng trũng không chủ động tiêu thoát nước, ruộng hẩu,     ruộng dộc chua, ...

- Ngoài ra: Rầy các loại tiếp tục tích lũy mật độ, gây hại rải rác; bọ xít dài gây hại cục bộ trên những diện tích lúa trỗ sớm; chuột tiếp tục gây hại cục bộ trên những diện tích ven làng, gò, ven trang trại chăn nuôi...

2. Trên cây ngô:  Sâu đục thân, bắp, bệnh khô vằn,bệnh đốm lá hại nhẹ đến trung bình. Sâu ăn lá, chuột hại rải rác.

III/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

- Tháng 8/2017 là thời kỳ cao điểm sâu bệnh gây hại lúa vụ mùa, đề nghị UBND các xã, thị trấn chỉ đạo các huyến nông viên, tổ trưởng các khu dân cư huy động bà con nông dân tăng cường kiểm tra phát hiện và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, không để sâu bệnh lây lan, gây hại nặng.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện và các xã, thị trấn tăng cường thanh kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong buôn bán, sử dụng thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Tăng cường điều tra, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sâu bệnh, dự báo chính xác quy mô, mức độ và vùng gây hại với từng đối tượng; ra thông báo 7 ngày/kỳ và tham mưu, đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ hiệu quả.

- Phối hợp với đài phát thanh truyền hình huyện tăng cường phát sóng trừ sâu bệnh trong cao điểm vụ mùa.

- Hướng dẫn tổ khuyến nông các xã, thị trấn viết bài tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại trong cao điểm vụ mùa đọc trên hệ thống đài truyền thanh các xã, thị trấn 02 lần/ ngày.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, kết hợp áp dụng các biện pháp thủ công để bắt giết trưởng thành và sâu non. Khi ruộng lúa có mật độ sâu cao trên 20 con/m2 cần tiến hành phòng trừ bằng thuốc ví dụ như: Clever 300WG, Hd-Fortuner 150EC, Dylan 10WG, Rigell 800WG, Emagold 6.5WG, Tasieu 5WG, Alocbale 40EC, F16 600EC, Virtako 40WG...

- Sâu đục thân: Áp dụng biện pháp thủ công bẫy đèn, vợt bắt bướm, ngắt ổ trứng. Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ trưởng thành cao trên 0,3 con/m2 hoặc ổ trứng cao trên 0,3 ổ/m2 cần tiến hành phòng trừ  bằng thuốc ví dụ như: Victory 585EC, Nicata 95SP, Virtako 40WG, Rigell 800 WG, Wavotox 585EC, F16 600EC,...

Thời gian phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân tốt nhất từ ngày 8 -14/8/2017 đối với trà lúa sớm, 18-25/8 đối với trà lúa trung.

Chú ý: Khi phun thuốc gặp trời mưa trước 03 tiếng phải phun lại, mật độ sâu cao phải phun nhắc lại cách nhau 3- 4 ngày.

- Bệnh khô vằn: Khi phát hiện ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ ngay bằng thuốc ví dụ như:  Cavil 50WP, Tilt super 300EC, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC....

- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng chớm bị bệnh, cần dừng ngay việc bón phân hóa học, nhất là đạm, phun phòng trừ ngay bằng thuốc ví dụ như: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, ... 

- Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh không bón phân đạm, tăng cường làm cỏ sục bùn. Khắc phục bằng cách bón 10-15 kg vôi bột + 10-15 kg supe lân kết hợp với làm cỏ sục bùn, hoặc sử dụng chế phẩm bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa như XO Sogan siêu ra rễ; XO siêu lân, ...

3. Trên ngô hè: Tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho cây ngô. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đúng nơi quy định của địa phương./.

Nơi nhận:

- Chi cục BVTV Phú Thọ;

- TTHU, HĐND, UBND huyện;

- Phòng NN&PTNT,  Trạm KN, Đài TT;

- Hội ND, PN, CCB, Đoàn TN;

- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu trạm.

 TRẠM TRƯỞNG

Nguyễn Hữu Đại


Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...