Thông báo sâu bệnh tháng 4, dự báo sâu bệnh tháng 5 và biện pháp phòng trừ
Thanh Thủy - Tháng 5/2011

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

Trạm BVTV Thanh Thuỷ


Số: 06/TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           Thanh Thuỷ, ngày 06 tháng 5 năm 2011

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 4/2011

DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 5/2011

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 4/2011      

1. Thời tiết:

Trong tháng thời tiết có mưa nhỏ váo sáng sớm và chiều tối, trời âm u, giữa tháng thỉnh thoảng có nắng ấm. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.

2. Cây trồng:

- Lúa xuân muộn: Đẻ nhánh - đứng cái, làm đòng;

- Đậu tương: phân cành – ra hoa đậu quả;

- Ngô xuân: trỗ cờ - phun râu.

3. Tình hình sâu bệnh:

- Trên lúa:

+ Bệnh khô vằn hại nhẹ đến trung bình;

+ Bệnh đạo ôn lá gây hại nhẹ rải rác;

+ Rầy các loại, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, châu chấu, bọ xít dài gây hại nhẹ rải rác;

+ Chuột gây hại nhẹ.

- Trên ngô:

+ Bệnh đốm lá nhỏ, bệnh khô vằn gây hại nhẹ;

+ Sâu đục thân, rệp cờ gây hại nhẹ rải rác.

- Trên đậu tương: Sâu đục thân, sâu cuốn lá gây hại nhẹ.

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 5/2011

1. Trên lúa:

+ Bệnh khô vằn hại: Bệnh tiếp tục phát triển, lây lan gây hại diện rộng trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những chân ruộng rậm rạp, bón nhiều đạm, ruộng bị hạn, …

+ Rầy nâu, rầu lưng trắng: Rầy cám lứa 3 ra rộ khoảng giữa đến cuối tháng 5 và gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình.Cục bộ hại nặng        

+ Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Đề phòng điều kiện thời tiết có mưa bão, cần chú ý bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh, phát triển gây hại trên các trà, đặc biệt các giống lúa lai, ruộng xanh tốt, rậm rạp, ruộng có bản lá to.

+ Bọ xít dài: Gây hại trên các trà lúa giai đoạn trỗ bông - ngậm sữa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng trỗ sớm, ruộng ven đồi rừng. Các xã cần chú ý: Trung Nghĩa, Trung Thịnh, Đồng Luận, Hoàng Xá, La Phù, Xuân Lộc, …

+ Chuột: Tiếp tục gia tăng gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở những ruộng ven gò, ven kênh mương, đường lớn, ven nghĩa trang.

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, khi lúa trỗ bông cần đề phòng bệnh đạo ôn cổ bông phát triển và gây hại, đặc biệt lưu ý trên những ruộng đã bị bệnh đạo ôn lá. Các xã cần lưu ý: Đồng Luận, Trung Thịnh, Hoàng Xá, Xuân Lộc, Đào Xá.

Ngoài ra: Sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ xít đen, bệnh lùn sọc đen gây hại nhẹ.

+ Chuột gây hại nhẹ.

2. Trên ngô:

+ Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá nhỏ hại nhẹ đến trung bình;

+ Sâu đục thân gây hại  nhẹ.

3. Trên Đậu tương:

+ Sâu đục quả gây hại nhẹ đến trung bình.

+ Sâu cuốn lá gây hại nhẹ rải rác.

IV. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

1. Trên lúa: 

- Hiện tại cây lúa đang trong giai đoạn từ làm đòng - đòng già, nên cần phải thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, cần chú ý các đối tượng sau:

+ Bệnh khô vằn: Khi ruộng bị bệnh, cần duy trì đủ nước trên ruộng, dừng bón phân hoá học, phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Khi có trên 20% dảnh bị bệnh, dùng một trong các loại thuốc Lervil 5 EC, V – Tvil 500 SC, Tilvil 50 SC, Vilusa 5.5 SC, … pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

+ Rầy nâu, rầy lưng trắng: Phòng trừ khi mật độ trên 1.500 con/m2 (30 con/khóm). Khi cây lúa ở gia đoạn còn non đến chín sữa, sử dụng một trong các loại thuốc Sectox 10 WP, Otoxes 200 WP, Midan 10 WP, Actatox 200 WP, Actara 25 WG, … phun không cần rẽ băng. Khi lúa ở giai đoạn chắc xanh trở đi, sử dụng thuốc Bassa 50EC, Trebon 10 EC, … rẽ băng rộng từ 0,8 – 1 m, phun kỹ vào gốc lúa. Khi mật độ rầy cao, có thể hỗn hợp thuốc nội hấp, lưu dẫn với thuốc tiếp xúc để tăng hiệu quả triệt để.

+ Đối với bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh dừng bón các loại phân bón hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng. Trên những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5%, sử dụng thuốc Bemsuper 75WP, Beam 75 WP, Fuji - one 40 WP, New Hinosan 30 EC, Fu-army 30 WP, Kasai 21,2 WP, One - Over  40 EC, ... phun theo chỉ dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.

+ Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng bị bệnh, duy trì đủ nước trên ruộng, dừng bón phân hoá học, phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Phun phòng trừ bằng một trong các loại thuốc: Sansai 20 WP, Sasa 20 WP, Starner 20 WP, Xanhthomix 20 WP, … Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

+ Bọ xít dài: Khi mật độ trên 6 con/m2, dùng thuốc Pertox 5 EC, Bestox 5 SC, Fastac 5 EC, … để phòng trừ. Lưu ý, nên phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun khi bọ xít còn non và phun cuốn chiếu từ ngoài vào trong.

+ Tổ chức diệt chuột bằng mọi biện pháp.Chú ý tăng cường sử dụng thuốc sinh học để tăng hiệu quả phòng trừ và bảo vệ môi trường

2. Ngô, đậu tương: Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Nơi nhận:
- Chi cục BVTV;
- TTHU- TTUBND huyện;
- Phòng NN&PTNT huyện;

- Trạm KN huyện;
- UBND các xã, thị trấn;
- Lưu Trạm.

TRẠM TRƯỞNG

Trần Duy Thâu

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...