Thông báo sâu bệnh tháng 3 - Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 4 và BPPT
Phù Ninh - Tháng 4/2016

(Từ ngày 01/04/2016 đến ngày 30/04/2016)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV PHÙ NINH


Số:  24/TB-BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


            Phù Ninh, ngày  29 tháng 3 năm 2016

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 3

 Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 4/2016


I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 3/2016:

1. Trên lúa xuân sớm:

- Chuột: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ nặng, diện tích nhiễm 66 ha, trong đó nhiễm trung bình 15 ha.

- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại nhẹ, diện tích nhiễm 13,75 ha.

- Ruồi đục nõn: Phát sinh và gây hại nhẹ. Diện tích nhiễm 1,72 ha; chủ yếu nhiễm nhẹ.

- Ngoài ra, các đối tượng như: Bệnh đạo ôn, bọ trĩ, rầy các loại, sâu cuốn lá, sâu đục thân gây hại rải rác.

2. Trên lúa xuân trung:

- Ruồi đục nõn: Phát sinh và gây hại nhẹ. Diện tích nhiễm 98,72 ha; chủ yếu nhiễm nhẹ.

- Ốc bươu vàng: Phát sinh và gây hại nhẹ, diện tích nhiễm 20,01 ha.

- Ngoài ra, các đối tượng như: Bệnh đạo ôn, chuột, bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu đục thân gây hại rải rác.

3. Trên lúa xuân muộn:

- Ruồi đục nõn: Gây hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ, diện tích nhiễm 253,56 ha.

Ngoài ra: Bọ trĩ, chuột, ốc bươu vàng gây hại rải rác.

4. Trên ngô xuân:

- Chuột, sâu xám, sâu cắn lá gây hại rải rác.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 4/2016:

1. Trên lúa xuân:

- Chuột gia tăng gây hại trên diện rộng  ngay trong đầu tháng 4 với mức độ hai  nhẹ đến trung bình, cục bộ nặng trên những diện tích lúa cao hạn, ruộng gần ven gò, đồi, kênh mương, gần khu dân cư ,.... có thể gây thiệt hại rất nặng nếu không được phòng chống, tiêu diệt kịp thời..

- Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn lá tiếp tục lây lan và gây hại trên các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các giống nếp, BC15, Xi23, X21, KD18, ... Các xã đã có nguồn bệnh cần chú ý: Vĩnh Phú, Tử Đà, Bình Bộ, An Đạo, Trị Quận, Hạ Giáp,Trung Giáp,...

- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục lây lan và gây hại mạnh trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng cấy dày, lá rậm rạp, bón nhiều phân đạm, ...

Ngoài ra: Sâu đục thân tiếp tục gây hại nhẹ trên các trà lúa; Rầy các loại tích lũy mật độ, gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên ruộng dộc chua; Sâu cuốn lá nhỏ gây hại cục bộ trên ruộng xanh tốt; Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn thường phát sinh sau các trận mưa bão.

2. Trên ngô xuân: Sâu ăn lá, sâu đục thân đục bắp, chuột, bệnh khô vằn gây hại nhẹ.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa: Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Tập trung chăm sóc, bón phân cân đối cho lúa. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh vượt ngưỡng.

- Chuột hại: Tích cực diệt chuột thường xuyên bằng các biện pháp tổng hợp.

 + Trên trà xuân sớm: Lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến đứng cái,làm đòng, ở giai đoạn này, chuột thích ăn, cắn phá cây lúa hơn ăn mồi bả nên ưu tiên sử dụng các biện pháp thủ công như đặt bẫy, xua đuổi hoặc quây rào nilon để ngăn chặn chuột gây hại, sử dụng bẫy cây trồng.

+ Trên trà lúa xuân trung và xuân muộn: Lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, ưu tiên diệt chuột đồng loạt bằng bả sinh học, thuốc hóa học,… có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam. (ví dụ: Sử dụng thuốc Ranpart  2% D, Cat 0.25 WP, Rat K 2% DP, Rat – Kill 2% DP,… trộn thành bả, mồi nhử  là thóc luộc nứt vỏ chấu, gạo, khoai lang, mộng mạ, cua, ốc, tép,… hoặc bả trộn sẵn Bronma 0.005 AB). Đây là biện pháp có hiệu quả trừ chuột cao, rẻ tiền, an toàn, dễ làm đồng loạt trên diện rộng. Lưu ý: Thu gom mồi bả dư thừa, xác chuột chết để xử lý, tránh gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, cần chỉ đạo kết hợp diệt chuột ngoài đồng, ven làng với diệt chuột trong khu dân cư, cụm công nghiệp, các hộ gia đình và khuyến khích phát triển đàn mèo.

- Bệnh đạo ôn: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng. Những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5%, tiến hành phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh đạo ôn đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Katana 20SC, Fu-army 30WP, Sieubem 777WP, Funhat 40WP,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì. Nếu ruộng bị nặng phải phun kép 2 lần cách nhau 5 - 7 ngày, phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá; khi lúa vào giai đoạn trỗ bông, những ruộng đã bị đạo ôn lá cần phun phòng đạo ôn cổ bông, nếu thời tiết âm u và có ẩm độ cao. Chú ý phun phòng đạo ôn cổ bông trên những diện tích đã nhiễm bệnh đạo ôn lá, trỗ vào cuối tháng 4 đầu tháng 5.

- Bệnh khô vằn: Khi phát hiện ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 10%, tiến hành phòng trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh khô vằn đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ:  Cavil 50WP, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Rầy các loại:  Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng bằng các thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ:  Victory 585 EC, Nibas 50 EC, Rockfos 550 EC, Babsac 600 EC, ...), pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.

2. Trên ngô xuân: Tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ cho cây ngô. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng ký trên ngô. Pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

Nơi nhận:

- Chi cục BVTV Phú Thọ;

- TTHU, HĐND, UBND huyện;

- Phòng NN&PTNT, TK, TC-KH;                       

- Trạm KN, Đài TT;

- Hội ND, PN, CCB, Đoàn TN;

- Các xã, thị trấn;

- Lưu trạm.

              TRẠM TRƯỞNG

Cao Văn Tài

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...