Hiện nay, các trà lúa
xuân đang trong giai đoạn đòng già và đang trỗ bông. Qua kết quả điều tra sâu
bệnh tuần 17 (ngày 20-21/4/2020), Trạm Trồng trọt và BVTV thông báo kết quả
tình hình dịch hại, dự báo 7 ngày tới và đề xuất các biện pháp phòng trừ như
sau:
I/ TÌNH HÌNH DỊCH HẠI VÀ
DỰ BÁO 7 NGÀY TỚI:
1. Bệnh đạo ôn:
* Hiện tại: Bệnh đạo ôn lá gây hại trên các trà
lúa, mức độ gây hại nhẹ, rải rác. Do điều kiện thời tiết trong tuần qua có mưa
rải rác, ẩm độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tấn công gây hại cổ bông,
cục bộ trên một số ruộng trỗ sớm, mức độ hại rải rác.
* Dự báo: Theo dự báo từ nay
đến cuối tuần nhiệt độ giảm kèm theo mưa ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn
bệnh đạo ôn lá tấn công gây hại cổ bông, mức độ gây hại nhẹ, cục bộ ổ trung
bình đến nặng nếu không được phun phòng trừ kịp thời. Các xã cần chú ý: Bản Nguyên, Vĩnh
Lại, Sơn Vy, Phùng Nguyên, Cao Xá.....
2. Bệnh bạc lá, đốm sọc
vi khuẩn:
* Hiện tại: Những diện tích nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn đã được phun phòng
trừ hiệu quả, vết bệnh đã dừng. Tuy nhiên một số ổ bệnh đốm sọc vi khuẩn tiếp
tục phát sinh và gây hại ở trà 2 tại một số xã như Tứ Xã, Sơn Vy, Thị Trấn Lâm
Thao; mức độ gây hại nhẹ, tỷ lệ bệnh hại trung bình 2-3%, cao 5-8%, cục bộ
10-12%. Tổng diện tích nhiễm 10,1ha.
* Dự báo: Trong thời gian tới đề phòng thời tiết tiếp
tục có mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn tiếp tục
lây lan và gây hại trên quy mô rộng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại
nặng có thể gây cháy bộ lá đòng nếu không được phòng trừ kịp thời. Các
xã cần chú ý: Tứ Xã, Sơn Vy, Thị Trấn Lâm Thao, Phùng Nguyên,....
3. Bệnh khô vằn: Hầu
hết các diện tích nhiễm khô vằn đã được phun thuốc phòng trừ hiệu quả, các diện
tích nhiễm nặng đã được phun phòng trừ lần 2. Hiện tại bệnh gây hại chủ yếu
trên những diện tích lúa xanh tốt, rậm rạp, ruộng bón nhiều phân đạm; mức độ
gây hại nhẹ, cục bộ ổ trung bình. Tỷ lệ bệnh hại phổ biến 3-8%, cao 15-22%, cục
bộ ổ 32%.
* Dự báo: Trong thời gian tới dự báo
tiếp tục có mưa ẩm, bệnh tiếp tục phát triển, lây lan và gây hại bộ lá đòng
(chủ yếu trên trà 2 giai đoạn đòng già), mức độ hại nhẹ, cục bộ trung bình. Các
xã cần chú ý: Phùng nguyên, Sơn Vy, TT Lâm Thao, Tứ Xã,......
4. Rầy các loại: Hiện tại rầy lứa hai đang tích lũy mật độ
và gây hại trên lúa trà 1 trên giống lúa J02 tại một số xã Vĩnh Lại, Cao Xá,
Sơn Vy. Mật độ rầy trung bình 80-120 con/m2, cao 240-300 con/m2, cục bộ 400 con/m2 (Vĩnh Lại), phát
dục chủ yếu rầy trưởng thành. Mật độ trứng trung bình 40-80 ổ/m2,
cao 160-200 ổ/m2, cục bộ 320 ổ/m2 (Vĩnh Lại).
* Dự báo: Rầy trưởng thành tiếp tục đẻ trứng với
mật độ cao và tích lũy mật độ. Rầy cám lứa 3 sẽ nở rộ vào cuối tháng 4, gây hại
mạnh trong cuối tháng 4 sang đầu tháng 5 trên trà lúa J02 giai đoạn ngậm sữa
đến chắc xanh. Mức độ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng nếu không được
phòng trừ kịp thời. Các xã cần chú ý: Vĩnh Lại, Cao Xá, Sơn Vy,...
Ngoài ra: Chuột, sâu đục thân gây hại rải rác.
II/ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
1. Bệnh đạo ôn: Chú
ý phun phòng trừ kịp thời các diện tích lúa trỗ thấp thoi đã nhiễm đạo ôn lá bằng
các loại thuốc có trong danh mục, ví
dụ như: Fu-army 30WP, 40EC, Katana 20SC, Ka-bum 650WP, Funhat 40WP,....
2. Bệnh
bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Cần theo dõi, phát hiện sớm
các ổ bệnh, phun phòng trừ
ngay bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu ví dụ: Starwiner 20WP, Novaba 68WP, Kamsu 2SL,..) Những
diện tích có tỷ lệ lá hại trên 20%, cần phun kép lại sau 5-7 ngày bằng các loại
thuốc đặc hiệu trên.
3. Bệnh
khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ
bằng các thuốc, ví dụ: Anvil 2SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco
5SL, Chevil 5SC,.... Ruộng bị hại nặng cần phun kép 2 lần cách nhau 5-7 ngày.
4. Rầy các
loại: Trên những ruộng có mật độ rầy cám
>1500 con/m2 (30 con/khóm) cần phun phòng trừ bằng các loại thuốc
đặc hiệu có trong danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ như: Bassa
50EC, Nibas 50EC,
Superista 25EC,.... Lưu ý: giai đoạn lúa ngẫm sữa,
chắc xanh khi phun cần rẽ băng rộng 1-1,2m, phun đủ lượng nước thuốc và phun kỹ
vào gốc lúa.
Ngoài ra: Cần tiếp tục diệt chuột thường xuyên bằng
các biện pháp tổng hợp.
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật Lâm Thao thông báo và kính đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ
đạo./.
Nơi nhận:
-
T.T.H.Uỷ ,HĐND, UBND Huyện (b/c);
- Chi cục TT&BVTV (b/c);
- Phòng NN, KN, hội ND, PN, đài TT huyện;
- UBND, HTX, tổ KN các xã,
thị trấn;
-
Lưu trạm.
|
TRẠM
TRƯỞNG
Đặng
Thị Thu Hiền
|