Thông báo sâu bệnh đầu vụ
Đoan Hùng - Tháng 7/2011

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

TRẠM BVTV ĐOAN HÙNG


Số: 09/TB-BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Đoan Hùng, ngày 22 tháng 7 năm 2011

THÔNG BÁO

SÂU BỆNH ĐẦU VỤ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

 Hiện nay cây lúa trong giai đoạn phát triển: Gieo – bén rễ - hồi xanh và bắt đầu đẻ nhánh. Qua kết quả điều tra trên đồng ruộng Trạm Bảo vệ thực vật Đoan Hùng đề nghị cần tập trung phòng trừ các đối tượng sau:

1. Sâu cuốn lá nhỏ:

- Hiện tại: Sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên tất cả các trà lúa, gây hại mạnh trên trà 1. Mật độ trung bình là: 12 - 16 con/m2, cao 24 - 32 con/m2, phát dục chủ yếu là tuổi 1, 2,3. Diện tihcs nhiễm là 27 ha. Dự kiến diện tích cần phòng trừ là: 200 ha.

- Dự báo: trong thời gian tới sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục nở và gây hại trên lúa có khả năng gây trắng lá nếu không được phòng trừ. Các xã cần chú ý: Hùng Long, Chí Đám, Phú Thứ, Vân Đồn, Chân Mộng, ...

- Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp thủ công: Kết hợp làm cỏ sục bùn, tỉa dặm ngắt các bao lá và tuốt dọc các lá có ổ để giết sâu.

+ Biện pháp hóa học: Khi mật độ sâu 50 con/m2 (tuổi 1, 2 là chủ yếu). Sử dung các loại thuốc: Regent 800WG, Finico 800WG, Tango 800 WG, ... pha theo hướng dẫn trên bao bì.

2. Ốc bươu vàng:

- Hiện tại: OBV gia tăng về mật độ, di chuyển theo nguồn nước để hại lúa đặc biệt là lúa mới gieo cấy. Mật độ trung bình 0,5 – 0,8 con/m2, cao 2,5 – 3,0 con/m2, cục bộ 6 - 8 con/m2. Tổng diện tích nhiễm là 177,9 ha, trong đó: nhiễm nhẹ là: 107,2 ha; nhiễm trung bình là: 70,7 ha, cục bộ ổ hại nặng.

- Dự báo: Trong thời gian tới ốc bươu vàng tiếp tục phát triển gây hại trên lúa mùa giai đoạn cấy - bén rễ - hồi xanh và lúa gieo thẳng ở những chân ruộng trũng nước, mức độ gây hại trung bình đến nặng, cục bộ hại rất nặng. Các xã cần chú ý: Yên Kiện, Chí Đám, Ngọc Quan, Vân Du, Vân Đồn, Hùng Long, Hữu Đô, Phong Phú, ...

- Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp thủ công: Trên những ruộng trũng nước có thể cắm nhiều cọc dọc theo bờ ruộng nước để thu thập và diệt trừ các ổ trứng ốc bươu vàng. Dùng các loại bẫy như lá đu đủ, lá chuối, lá khoai lang, bắp cải ... đặt theo hàng trong ruộng, ấn xuống dưới nước để ốc bám vào, sau đó theo bẫy thu bắt ốc và tiêu diệt.

+ Biện pháp hoá học: Khi mật độ ốc bươu vàng cao trên 3 con/m2; hoặc ruộng lúa có trên 10% dảnh bị hại thì xử lý bằng thuốc hoá học Clodansuper 700 WP, Pazol 700 WP, ... Pha 10g thuốc/1bình 10 - 12 lít phun cho 1 sào. Nên phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát là lúc ốc hoạt động mạnh nhất để tăng hiệu quả của thuốc. Khi phun thuốc nên giữ mức nước trong ruộng xăm xắp (3 - 5 cm) để thuốc phân tán đều, sau khi phun cần giữ mức nước trên trong vòng 5 ngày để kéo dài hiệu lực diệt ốc.

3, Bệnh sinh lý:

- Hiện tại: Do yêu tố thời vụ triển khai làm đất, gieo cấy ngắn nên gốc rạ chưa phân hủy hết. Sau khi cấy rạ bị vùi dưới đất vẫn tiếp tục phân hủy bệnh sinh lý sẽ phát sinh gây hại trên tất cả các trà lúa.

- Dự báo: Trong thời gian tới bệnh phát sinh gây hại mwacs độ hại trung bình, cục bộ hại nặng, đặc biệt trên những ruộng không chủ động nước tưới tiêu, cao hạn, lầy thụt. Các xã cần chú ý: Sóc Đăng, Ngọc Quan, Vân Đồn, Chân Mộng, Tiêu Sơn, Phú Thứ, Phong Phú, Vân Du, ...

- Biện pháp phòng trừ: Bón bổ sung vôi bột 10 – 15kg/sào và lân bột 10 – 15 kg/sào. Kết hợp làm cỏ sục bùn tỉa dặm đảm bảo mật độ. Ruộng có nước tháo cạn khi cây lúa phát triển bình thường thì tiếp tục chăm sóc bón phân, ngoài ra có thể sử dụng các loại phan bón qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng: Cozoni, Kithita, ...

4, Ngoài ra: Cần chú ý các đối tượng: Rầy các loại, sâu đục thân, chuột, ...

 Phòng trừ sâu bệnh trong tháng 7 làm giảm mật độ tỷ lệ sâu bệnh gây hại trong thời gian tới.

Nơi nhận:

-         TT huyện uỷ, UBND huyện (b/c);

-         Chi cục BVTV (b/c);

-         Phòng ban chuyên môn (p/h);

-         UBND các xã, thị trấn;

-         Lưu.

PHỤ TRÁCH TRẠM

Đỗ Chí Thành

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...