Thông báo kỳ 42 - trạm Thanh Sơn
Thanh Sơn - Tháng 10/2010

(Từ ngày 18/10/2010 đến ngày 24/10/2010)

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY

(Từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 24 tháng 10 năm 2010)

Kính gửi: Chi cục BVTV Phú Thọ

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG :

1.Thời tiết :                                                                          

- Nhiệt độ: Trung bình: 24-270 C; Cao:  29-31 0C; Thấp:20-220C.        

- Nhận xét khác: Trong tuần trời ấm, có mưa rào thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

- Lúa: Vụ Mùa; Diện tích: 3490 ha, trong đó:        

+Trà sớm: Diện tích: 1395 ha;Giống: Nhị ưu 838, Qưu 1, Nhị ưu số 7, Thục Hưng 6, Việt lai 20, Thiên nguyên ưu 16, Thiên nguyên ưu 9;GĐST: Thu hoạch

    Thời gian gieo: 5-10/6/2010 ; Thời gian cấy: 15-20/6/2010                 

+Trà trung:  Diện tích: 2095 ha; Giống: Nhị ưu 838, Qưu 1, Thục Hưng 6, KD18, Q5; GĐST: Thu hoạch

    Thời gian gieo: 15-20/6/2010 ; Thời gian cấy: 25-30/6/2010        

+ Trà muộn: Diện tích: ................................................................; GĐST: ..................

- Ngô: Vụ: Đông ; Diện tích:1474 ha ; Giống:4300, 919, NK66,.....; GĐST: 5- 8lá

- Đậu tương đông; Diện tích: 31 ha; Giống: DT 84, 2008,........; GĐST: 3 –6 lá

- Rau đông: Diện tích:  57; Giống: Cải bắp, cải ăn lá, bí ăn ngọn, .... GĐST: Mới gieo, mới trồng – phát triển thân lá.

- Chè: Diện tích: 1865 ha ; Giống:LDP1,2; PH1, Trung du; GĐST: Phát triển búp – thu hoạch.

- Cây lâm nghiệp: Diện tích: 80.167ha ; Giống: Keo+Bạch đàn; GĐST: Phát triển thân lá

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI:               


BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI

Cây trồng

Diện tích

Đối tượng

Mật độ (con/m2) tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Tuổi sâu, cấp bệnh

Trung bình

Cao

Tổng số

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Tổng số

lần 1

lần 2

Tổng số

1

2

3

4

5

Nhộng

Chủ yếu

Chè

1865

Rầy xanh

4.40

10.00

546.899

546.899

22

22

0

0

0

0

0

C1

Bọ cánh tơ

2.40

8.00

173.899

173.899

12

12

0

0

0

0

0

C1

Bọ xít muỗi

4.80

12.00

572.101

373.00

199.101

24

24

0

0

0

0

0

C1

Ngô

1474

Bệnh đốm lá nhỏ

2.20

20.00

89.415

89.415

0

C1

Bệnh sinh lý

2.80

29.00

233.621

175.636

57.985

116.811

116.811

0

Rau cải

57

Bệnh thối nhũn VK

0

Sâu xanh

0

Đậu tương

31

Sâu xanh (Sâu cắn lá)

0

Bệnh lở cổ rễ

0

III. NHẬN XÉT:

* Tình hình sinh vật gây hại :

+ Trên lúa  muộn: diện tích 106 ha. GĐST:  Đòng già - Trỗ bông

Sâu cuốn lá nhỏ:  Sâu non gây hại nhẹ, cục bộ trung bình . Mật độ trung bình 8-17 con/m2, diện tích nhiễm 3,5 ha

Rầy các lọai gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ cháy ổ. Mật độ trung bình 986-1842 con/m2, cao 2734-3800 con/m2, Phát dục T2,3,4.Tổng  diện tích nhiễm 11 ha; trong đó nhiễm nhẹ 8,5 ha, nhiễm trung bình 2,5 ha.

Khô vằn: hại nhẹ, cục bộ trung bình. Tỷ lệ hại 4,7-16,9%, diện tích nhiễm 5ha  

Bọ xít dài gây hại nhẹ-trung bình. Mật độ trung bình 3-8 con/m2. Tổng diện tích nhiễm 18 ha; trong đó nhiễm nhẹ 13 ha, nhiễm trung bình 5 ha.

+ Trên cây chè: Bọ xít muỗi gây hại nhẹ đến trung bình; Rầy xanh, Bọ cánh tơ hại nhẹ.  Bệnh thối búp hại nhẹ rải rác.

+ Trên cây ngô:

Bệnh lùn sọc đen xuất hiện rải rác.

Bệnh sinh lý hại nhẹ - trung bình.

Bệnh đốm lá hại nhẹ, sâu ăn lá hại nhẹ rải rác trên ngô bãi.

+ Trên Đậu tương:

          Sâu cắn lá hại nhẹ trên đậu tương 2-4 lá. Sâu xám, bệnh lở cổ rễ hại nhẹ rải rác trên những diện tích đậu tương trồng muộn.

+ Trên rau: Sâu xanh, bệnh thối nhũn hại nhẹ rải rác trên cái ăn lá gieo dầy

* Dự báo tình hình sinh vật gây hại thời gian tới :

+ Trên lúa muộn: Rầy các loai, bọ xít dài hại nhẹ - trung bình, cục bộ nặng nếu không được phòng trừ. Sâu cuốn lá, bệnh khô vằn gây hại nhẹ.

+ Trên chè:  Bọ xít muỗi, rầy xanh gây hại nhẹ - trung bình. bọ cánh tơ, bệnh thối búp hại nhẹ

+ Trên cây ngô:  Bệnh sinh lý hại nhẹ - TB. Bệnh đốm lá hại nhẹ. Sâu ăn lá, châu chấu hại nhẹ rải rác

+ Trên cây đậu tương: Chuột, sâu xám hại rải rác. Bệnh lở cổ rễ, sâu cắn lá hại nhẹ.

+ Trên rau:  Sâu xanh hại nhẹ. bệnh thối nhũn hại cục bộ.

Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:

+ Trên lúa:

          + Rầy các loại : Trên những diện tích mật độ rầy trên 1500con/m2 (30con/khóm) sử dụng các loại thuốc Bassa 50EC, NiBas 50EC, Jetan 50EC, Midan 10WP, Penalty 40WP….. Phun theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì. (Phun kết hợp thuốc có tác dụng tiếp xúc với thuốc có tác dụng nội hấp và rẽ băng khi phun để tăng hiệu quả phòng trừ khi mật độ rầy cao)

          + Bọ xít dài: Khi mật độ từ 6 con/m2 trở lên, dùng thuốc Fastac 5EC, Địch bách trùng 90 SP,  …. Phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

          + Sâu cuốn lá nhỏ: Ruộng có mật độ sâu  trên 20 con/m2, sử dụng các loại thuốc Regent 800WG; Rambo 800 WG; Rigell 50 SC, 800 WG; Finico 800 WG; Oncol 25 WP; Actamec 40 EC,... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

          + Sâu đục thân: Phun phòng trừ sâu đục thân gây bông bạc bằng các loại thuốc Regent 800WG; Rambo 800 WG; Rigell 50 SC, 800 WG; Finico 800 WG,… phun khi lúa trỗ thấp thoi

+ Trên chè: Phòng trừ bọ xít muỗi, rầy xanh bằng thuốc đặc hiệu  (Chú ý thời gian cách ly).

+ Trên Ngô:

- Bệnh lùn sọc đen:  Đề nghị các xã tiếp tục tiến hành rà xoát, kiểm tra và theo dõi toàn bộ diện tích ngô nếu phát hiện các cây bị bệnh lùn sọc đen cần tiến hành nhổ, tập trung tiêu hủy các cây bị bệnh và phun trừ rầy môi giới truyền bệnh (nếu có).

- Bệnh sinh lý: Dùng lân ngâm nước giải và pha loãng để tưới kết hợp với phun các loại phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây sinh trưởng phát triển.

+ Đậu tương: Tăng cường chăm sóc tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt.  

                                                                                                                          Thanh Sơn, ngày 21 tháng 10 năm 2010

                                                                                                                      Người tập hợp

Nguyễn Thị Hương Giang

Trạm trưởng

(Đã ký)

Nguyễn Thị Hải

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...