THÔNG BÁO
TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 20/4, DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI
VÀ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ
Hiện nay trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ lúa đang ở gia đoạn làm đòng -đòng già (dự kiến lúa sẽ trỗ tập trung vào cuối tháng 4 đến ngày 10/5/2012).
I/ DIỄN BIẾN CÁC ĐỐI TƯỢNG SÂU BỆNH VÀ DỰ BÁO:
1, Rầy các loại (Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xám):
* Hiện tại: Rầy đang phát sinh và gây hại nhẹ, mật độ trung bình 320-480 con/m2, cao 840-1040 con/m2, cục bộ 2000 con/m2 phát dục chủ yếu tuổi 1,2, 3.
Mật độ trứng rầy trung bình 40-80 ổ/m2, cao 120-168 ổ/m2, cục bộ 260 ổ/m2.
* Dự báo: Rầy tiếp tục tích luỹ và nhân chuyển lứa gia tăng nhanh mật độ; gây hại nhẹ đến trung bình lúa ở giai đoạn trỗ - ngậm sữa - chắc xanh và có khả năng gây cháy cục bộ nếu không được phòng trừ. Dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng 360 ha, xã cần chú ý: Đào Xá, Tân Phương, Hoàng Xá, Đồng Luận, Yến Mao, Tu Vũ, ...
2, Bệnh khô vằn:
* Hiện tại: Bệnh gây hại trên tất cả các trà, tỷ lệ dảnh hại trung bình 6,8 – 13,2%, cao 25,5 – 31,5%, cục bộ ổ nhỏ 43,7% (Đào Xá, Xuân Lộc, Đồng Luận, Trung Nghĩa, Trung Thịnh, Đoan Hạ …).
* Dự báo: Bệnh tiếp tục lây lan, phát triển nhanh trong thời gian tới do điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ và giai đoạn cây lúa đang rất phù hợp cho bệnh phát triển. Bệnh gây hại nặng trên các ruộng bón nhiều đạm xanh tốt, lá rậm rạp, ruộng bị hạn,... Dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng 450 ha.
3, Bệnh đạo ôn:
* Hiện tại: Nguồn bệnh đã xuất hiện rải rác trên các trà ở hầu hết các xã, tỷ lệ hại trung bình 1,2-3,6 %, cao 4,0 – 6,5%, cục bộ 67,4% (xã Đào Xá).
* Dự báo: Điều kiện thời tiết có nắng mưa xen kẽ hoặc ẩm độ không khí cao (Đọng sương trên lá vào sáng sớm), trên những ruộng, khu ruộng đã có nguồn bệnh đạo ôn lá, bệnh sẽ lây lan, phát triển gây hại trên cổ bông làm ảnh hưởng lớn tới năng suất. Các xã cần chú ý: Đồng Luận, Đoan Hạ, Đào Xá, Thị trấn Thanh Thuỷ …
4, Bọ xít dài: Mật độ trung bình 0-1 con/ m2, cao 3 con/ m2 (xã Đồng Luận, Trung Nghĩa, Trung Thịnh, Đào Xá nơi lúa trỗ trước).
5, Ngoài ra: Sâu đục thân cục bộ ổ nhỏ diện hẹp gây hại nặng. Thời gian tới cần tiếp tục theo dõi và phòng trừ khi đến ngưỡng.
II/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:
1, Biện pháp chỉ đạo:
a, Đề nghị huyện Uỷ, UBND huyện chỉ đạo các phòng ngành chức năng: Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm khuyến nông, Đài truyền thanh Huyện và các cấp uỷ chính quyền các xã, thị trấn tập trung cao độ để chỉ đạo phòng trừ cao điểm sâu bệnh.
b, Đề nghị UBND các xã:
UBND các xã, phường, thị trấn huy động cán bộ khuyến nông cơ sở, bà con nông dân tổng kiểm tra ngay đồng ruộng, phát hiện kịp thời và phun triệt để các ổ sâu bệnh theo hướng dẫn của trạm BVTV huyện.
Chỉ đạo đài truyền thanh xã tăng thời lượng thông tin tình hình sâu bệnh và biện pháp phòng trừ; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường thanh kiểm tra thị trường thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm lợi dụng cao điểm bán sai thuốc, bán thuốc kém chất lượng và nâng giá bán.
2, Kỹ thuật phòng trừ:
Khuyến khích các xã, thị trấn tổ chức phun phòng trừ tập trung theo hình thức tổ dịch vụ dập dịch hoặc dịch vụ cung ứng thuốc tập trung vừa đảm bảo chất lượng thuốc với giá cả hợp lý, vừa đảm bảo đúng thời điểm phòng trừ.
* Với rầy các loại: Chỉ phun trên ruộng có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 con/khóm), sử dụng các loại thuốc nội hấp như Victory 585EC, Midan 10 WP, Sectox 10WP, Actara 25 WP pha theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì, phun kỹ vào gốc lúa, không cần rẽ băng.
* Với bệnh khô vằn: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Validacin 5 SL, Anvil 5SC, Lervil 5 SC, Tilvil 50 SC,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.
* Với bệnh đạo ôn: Trên ruộng, khu ruộng đã có đạo ôn lá, phải phun phòng đạo ôn cổ bông bằng các loại thuốc đặc hiệu: Bump 650 WP, Kansui 21,2 WP, Bemsuper 75WP ... Thời điểm phun tốt nhất trước khi lúa trỗ 5 - 7 ngày.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV;
- TTHU; TT HĐND (b/c);
- CT, PCT UBND huyện (ông Hoà) (b/c);
- Phòng NN&PTNT huyện;
- UBND các xã, thị trấn;
- Lưu Trạm.
|
TRẠM TRƯỞNG
Trần Duy Thâu
|
|
|