I. Tình hình sâu bệnh từ ngày 20 - 31 tháng 7 năm 2012 và dự báo tình hình sâu bệnh 10 ngày tới (từ 01/8 đến 10/8/2012):
1. Sâu cuốn lá:
a, Hiện tại: Mật độ sâu cuốn lá trung bình từ 10-16 con/m2, cao từ 25 -36 con/m2, cục bộ 50-56 con/m2. Bướm xuất hiện rải rác. Sâu non chủ yếu tuổi 5 và nhộng. Các xã có mật độ cao (Mỹ Lung, Lương Sơn, Xuân Viên, Thị trấn, Thượng Long...)
b, Dự báo: Bướm trưởng thành ra rộ từ 1/8 đến 4/8 với mật độ bướm trung bình 1- 2 con/m2, cao 8-10 con/m2, cục bộ >15 con/m2 và đẻ trứng mạnh trên các ruộng xanh tốt, ruộng ven rừng, ven làng với mật độ từ 30- 50 quả/m2, nơi cao từ 100- 150 quả/m2, cục bộ >200 quả/m2 (Mỹ Lung, Thượng Long, Thị trấn, Phúc Khánh, Xuân Viên, Lương Sơn...). Trứng bắt đầu nở từ 6-12/8. Mật độ sâu trung bình từ 30-40 con/m2, cao 60-80 con/m2, cục bộ >100 con/2. Dự kiến diện tích cần phòng trừ 1300 ha.
2. Rầy các loại:
a. Hiện tại: Rầy đang ở tuổi 1, 2, 3 gây hại từ nhẹ, với mật độ từ trung bình từ 80-100 con/m2, cao 500-800 con/m2. Diện tích nhiễm nhẹ 114ha.
b, Dự báo: Trong thời gian tới rầy tiếp tục gia tăng mật độ. trung bình 200-300 con/m2, cao 700 - 900 con/m2, cục bộ 1500 con/m2 (ở các xã Thượng Long, Phúc Khánh, Đồng Thịnh, Xuân Viên, Mỹ Lung,…).
4. Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại ở hầu hết các xã. Tỉ lệ hại trung bình từ 3-4%, nơi cao từ 10-15%, cục bộ ổ ở những ruộng xanh tốt, bón nhiều đạm, tỷ lệ hại từ >20%.
5: Bệnh sinh lý: Do điều kiện thời tiết nắng nóng xen kẽ và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho bệnh sinh lý phát triển mạnh, bộ rễ lúa bị đen và vàng lá gốc. Tỷ lệ bệnh trung bình 8-10%, cao 15-20%.
* Ngoài ra: Có chuột, châu chấu, ốc bươu vàng, bọ xít đen,bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại nhẹ, rải rác.
II. Biện pháp phòng trừ:
1. Công tác chỉ đạo:
Như vậy sâu bệnh đã phát sinh thành cao điểm vụ mùa 2012. Đối tượng chính trong thời gian tới có sâu cuốn lá, rầy các loại. Đề nghị Ban chỉ đạo sản xuất của huyện, UBND các xã, thị trấn. Quan tâm chỉ đạo phòng trừ để đảm bảo an toàn cho sản xuất.
2. Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:
a. Sâu cuốn lá:
* Biện pháp phòng trừ: Ruộng có mật độ sâu non tuổi 1, 2; >50 con/m2 trở lên (1con/1khóm lúa). Giai đoạn đứng cái làm đòng > 20 con/m2. Sử dụng thuốc: Ammate 30WG, Regent 800WG, Rigell 800WG, 50SC, Reagt 800WG, Rambo 800WG, Finico 800WG, Thasodan 600EC, Silsau 4.5EC, Padan 95SP.... hỗn hợp với thuốc Fastac 5EC, Bestox 5EC, Pertox 5EC, Sherpa 25EC,..... phun kỹ.
* Thời gian phun sâu cuốn lá lứa này từ: 6/ -12/8/2012, khi sâu cuốn lá chủ yếu ở tuổi 1, tuổi 2. Nếu phun xong gặp mưa hoặc mật độ sâu cao cần phun lại lần 2 sau lần 1 từ 3-5 ngày.
2. Rầy các loại:
* Biện pháp phòng trừ: Khi mật độ >1500 con/m2 phun bằng các loại thuốc Actara 25WG, Admire 050EC, Midan 10WP, Sectoc 10WP, Moprire 20WP,.... phun kỹ. Khi mật độ cao có thể kết hợp với Bassa 50EC, Wusso 550EC,...
3. Bệnh sinh lý:
* Biện pháp khắc phục: Khi ruộng lúa bị bệnh sinh lý tháo hết nước phơi vài ba ngày, nếu ruộng trũng không tháo được nước thì bón thêm vôi bột và phân chuồng hoai mục, tăng cường làm cỏ sục bùn để giải phóng khí độc trong đất. Kết hợp phun phân bón qua lá như: Pomior pha 25 - 30ml/bình 8 lít nước phun cho 1 sào hoặc một số phân bón lá khác như Komix, Diệp lục tố... Khi cây lúa hồi xanh trở lại, ra nhiều rễ mới màu trắng thì tiến hành chăm sóc, bón phân thúc đẻ bình thường.
* Ngoài ra cần phòng trừ bệnh khô vằn, sâu đục thân, chuột hại, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn…khi đến ngưỡng phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu.
* Chú ý: Tất cả các loại thuốc nêu trên đều pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.
Nơi nhận:
- TTHU-HĐND (B/c)
- CT, PTC, CCBVTV (B/c)
- BCĐ –SX
- UBND xã +Tổ KN
- Lưu
|
TRƯỞNG TRẠM
(đã ký)
Phùng Hữu Quý
|