I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 6/2012.
1. Thời tiết:
- Trong tháng trời năng nóng, có mưa rào xen kẽ, gió nam cấp 2, nhiệt độ trung bình 25 - 26˚C, cao 30 - 32˚C, Thấp 23 - 24˚C.
2. Cây trồng:
- Lúa mùa: Diện tích 2860ha. Giai đoạn sinh tưởng: Mới cấy - Bén rễ.
- Trên cây chè: Sinh trưởng, phát triển búp tiếp theo.
- Trên cây lâm nghiệp: Sinh trưởng, phát triển.
3. Tình hình sâu bệnh trong tháng 6; Sâu bệnh trong tháng nhẹ cụ thể như sau.
3.1. Trên mạ: Sâu bệnh hại nhẹ rải rác cụ thể:
- Sâu cuốn lá, rầy các loại, sâu đục thân gây hại rai rác.
- Chuột gây hại nhẹ cục bộ ổ.
- Bệnh sinh lý gây hại với tỷ lệ 5 - 7%. Ngoài ra có châu chấu gây hại rải rác.
3.2. Trên lúa:
- Lúa mới cấy có ốc bươu vàng gây hại nhẹ với mật độ trung bình 0,2 - 0,5 con/m2, cao 1 - 2 con/m2.
* Ngoài ra các đối tượng: Sâu cuốn lá, bệnh sinh lý nghẹt rễ xuát hiện rải rác.
3.3. Trên cây chè:
- Rầy xanh: Gây hại nhẹ với tỷ lệ búp hại 5 - 8%. Diện tích nhẹ 547ha.
- Bọ xít muỗi: Gây hại nhẹ đến trung bình, tỷ lệ búp hại 5 - 11%. Diện tích hại nhẹ 479ha, hại trung bình 79ha. Phòng trừ được 250ha.
- Bọ cánh tơ: Gây hại nhẹ với diện tích 340ha.
- Nhên đỏ: Hại nhẹ với diện tích 467ha.
- Đốm nâu: Hại nhẹ tỷ lệ hại 5 - 9%. Diện tích bi hại 388ha.
* Ngoài ra có bệnh đốm xám, bệnh thối búp, bệnh chết loang rải rác.
3.4 Trên cây trồng lâm nghiệp: Sâu ăn lá, bệnh khô cành, bệnh vàng lá sinh lý gây hại nhẹ.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 7:
1. Trên lúa:
- Ốc bươu vàng: Gây hại mạnh trên ruộng lúa bén rễ hồi xanh, ruộng lúa sạ, mức độ hai từ nhẹ đến trung bình cục bộ hại nặng trên chân ruộng trũng nước, ruông ven mương ngòi hoặc gân ao hồ,...
- Bệnh sinh lý: Gây hại trên những ruộng dộc chua, lầy, ruộng cày bừa làm đất không kỹ; ruộng bón phân hữu cơ chưa hoai mục, ruộng cấy sâu tay, ruộng gieo sạ dày…Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao làm cho bệnh gia tăng phát triển; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.
- Sâu cuốn lá, rầy các loại, bệnh khô vằn gây hại nhẹ. Chuột gây hại cục bộ trên ruông ven đồi, ven làng.
2. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ, bệnh phồng lá chè, bệnh đốm xám, bệnh đốm nâu gây hại nhẹ đến trung bình.
3. Cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá, sâu ăn lá, mối gốc, bệnh khô cành gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên mạ mùa muộn:Chăm sóc, bón phân đầy đủ tạo điều kiện cho cây mạ sinh trưởng khoẻ. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp kỹ thuật.
2. Trên lúa:
- Ốc bươu vàng: Áp dụng các biện pháp thủ công bắt ốc, thu gom ổ trứng để tiêu diệt. Đối với những diện tích nhiễm ốc bươu vàng có mật độ trên 3 con/m2 sử dụng thuốc Clodansuper 700 WP, Mossade 700WP, Pazol 700WP ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì. Khi phun nên giữ mức nước ở 2 - 3 cm để tăng hiệu lực của thuốc.
- Bệnh sinh lý: Bón phân thúc đẻ kịp thời, kết hợp làm cỏ sục bùn sớm giúp giải phóng các độc tố trong đất. Sử dụng thuốc Antracol 70WP hoặc các loại phân bón qua lá như: K - H, Pomior, Seaweed XO ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp kỹ thuật; Hạn chế phun thuốc hoá học đầu vụ để bảo vệ thiên địch.
* Chú ý: Đối với lúa mùa sau cấy 7 - 8 ngày tiến hành bón phân thúc đẻ sớm; với lượng bón 3,5 - 4 kg đạm, 2 - 3 kg kali/sào đối lúa lai, lúa thuần 3kg đạm, 2kg kali/sào hoặc phân 3 màu bón (NPK : 12 - 5 -10 - 14) 12kg/sào.
3. Trên chè: Phun trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho chè.
4. Cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ bệnh đốm lá, khô cành, sâu ăn lá gây hại trên cây keo, bạch đàn.
Nơi nhận:
- TTHU-HĐND (B/c)
- CT, PTC, CCBVTV (B/c)
- BCĐ – SX
- UBND xã +Tổ KN
- Lưu
|
TRƯỞNG TRẠM
(đã ký)
Phùng Hữu Quý
|