CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV PHÚ THỌ TRẠM TT VÀ BVTV TAM NÔNG Số: 21/TB-TT&BVTV | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
(Từ ngày 13 tháng 4 năm 2020 đến ngày 19 tháng 4 năm 2020)
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG
1. Thời tiết
Nhiệt độ: Thấp: 160C, Trung bình: 19-210C, Cao: 240C.
Nhận xét khác: Trong tuần, đầu kỳ trời nắng ấm, cuối kỳ nhiệt độ giảm, trời lạnh, âm u, có mưa ảnh hưởng đến sinh trưởng - phát triển của cây trồng.
2. Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và diện tích canh tác
- Lúa muộn trà 1: Diện tích 1230 ha; Giống: Nhị ưu 838, nhị ưu số 7,Thiên ưu 8, JO2, nếp,….. GĐST: Đòng già - trỗ bông.
- Lúa muộn trà 2: Diện tích 1377 ha; Giống: Nhị ưu 838, nhị ưu số 7,Thiên ưu 8, JO2, nếp,….. GĐST: Làm đòng.
- Ngô đông xuân: diện tích 380 ha; Giống: DK 512,511 NK 4300 , DK 9955, DK 8868 ………. GĐST: trỗ cờ - phun râu - đóng bắp.
II. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CHÍNH
Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng: | Tên dịch hại và thiên địch | Mật độ/tỷ lệ (con/m2/%) | Tuổi sâu hoặc cấp bệnh phổ biến |
Trung bình | Cao |
Lúa muộn trà 1: GĐST: Đòng già - trỗ bông | Bệnh bạc lá | 2,0 | 18 | C1,3 |
Bệnh khô vằn | 8,7 | 37,5 | C3,5 |
Bệnh đạo ôn lá | 1,7 | 6,8 | C1 |
Bệnh đốm sọc VK | 1,1 | 8 | C1,3 |
Rầy các loại | 21,3 | 120 | |
Rầy các loại (trứng) | 6,7 | 40 | |
Lúa muộn trà 2: GĐST: Làm đòng | Bệnh bạc lá | 1,7 | 14 | C1,3 |
Bệnh khô vằn | 5,2 | 24 | C3,5 |
Bệnh đạo ôn lá | 1,2 | 5,6 | C1 |
Chuột | 0,6 | 3,6 | |
Rầy các loại | 15,0 | 80 | |
Ngô xuân: GĐST: phun râu - đóng bắp | Bệnh khô vằn | 1,6 | 8 | C1,3 |
Bệnh đốm lá lớn | 1,5 | 12 | |
Sâu đục thân, bắp | 1,1 | 6,7 | |
IV. DIỄN BIẾN CỦA MỘT SỐ DỊCH HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CHỦ YẾU Tên dịch hại và thiên địch | Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng | Tổng số cá thể điều tra | Tuổi, pha phát dục/cấp bệnh | Mật độ hoặc chỉ số | Ký sinh (%) | Chết tự nhiên (%) |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | N | TT | Trung bình | Cao | Trứng | SN | N | TT | Tổng số |
1 | 3 | 5 | 7 | 9 | | | |
Bệnh bạc lá | Lúa muộn trà 1: GĐST: Đòng già - trỗ bông. | 33 | 18 | 13 | 2 | 0 | 0 | 0 | | | 2,0 | 18 | | | | | | |
Bệnh khô vằn | 73 | 15 | 29 | 27 | 2 | 0 | 0 | | | 8,7 | 37,5 | | | | | | |
Bệnh đạo ôn lá | 26 | 21 | 5 | 0 | 0 | 0 | 0 | | | 1,7 | 6,8 | | | | | | |
Bệnh đốm sọc VK | 30 | 11 | 15 | 4 | 0 | 0 | 0 | | | 1,1 | 8 | | | | | | |
Rầy các loại | 0 | | | | | | | | | 21,3 | 120 | | | | | | |
Rầy các loại (trứng) | 0 | | | | | | | | | 6,7 | 40 | | | | | | |
Bệnh bạc lá | Lúa muộn trà 2: GĐST: làm đòng | 29 | 15 | 11 | 3 | 0 | 0 | 0 | | | 1,7 | 14 | | | | | | |
Bệnh khô vằn | 55 | 13 | 21 | 19 | 2 | 0 | 0 | | | 5,2 | 24 | | | | | | |
Bệnh đạo ôn lá | 23 | 19 | 4 | 0 | 0 | 0 | 0 | | | 1,2 | 5,6 | | | | | | |
Chuột | 0 | | | | | | | | | 0,6 | 3,6 | | | | | | |
Rầy các loại | 0 | | | | | | | | | 15,0 | 80 | | | | | | |
Bệnh khô vằn | Ngô xuân: GĐST: phun râu - đóng bắp | | | | | | | | | | 1,6 | 8 | | | | | | |
Bệnh đốm lá lớn | | | | | | | | | | 1,5 | 12 | | | | | | |
Sâu đục thân, bắp | | | | | | | | | | 1,1 | 6,7 | | | | | | |
V. DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH
TT | Tên dịch hại | Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng | Mật độ hoặc tỷ lệ (con/m2/%) | Diện tích nhiễm (ha) | Diện tích(1) nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha) | Diện tích phòng trừ (ha) | Phân bố |
Phổ biến | Cao | Tổng số | Nhẹ, Trung bình | Nặng | TH>70% |
1 | Bệnh bạc lá | Lúa muộn trà 1: GĐST: Đòng già - trỗ bông | 4 - 8 | 18 | 41,7 | 41,7 nhẹ | | | +34,6 | 41,7 | Lam Sơn, Bắc Sơn |
2 | Bệnh khô vằn | 8 - 24 | 37,5 | 583,7 | 308,5 nhẹ 275,2 TB | | | +259,8 | 275,2 | Lam Sơn, Hương Nộn, Bắc Sơn |
3 | Bệnh đạo ôn lá | 2,8 - 4 | 6,8 | 6,2 | 6,2 nhẹ | | | +6,2 | 6,2 | Bắc Sơn, Vạn Xuân, Hương Nộn |
4 | Bệnh đốm sọc VK | 2 - 4 | 8 | | | | | | | Lam Sơn, Hương Nộn |
5 | Rầy các loại | 40 - 80 | 120 | | | | | | | Bắc Sơn, Vạn Xuân, Hương Nộn |
6 | Rầy các loại (trứng) | 16 - 24 | 40 | | | | | | | Bắc Sơn, Vạn Xuân, Hương Nộn |
1 | Bệnh bạc lá | Lúa muộn trà 2: GĐST: Làm đòng | 4 - 6 | 14 | 24,7 | 24,7 nhẹ | | | +24,7 | 24,7 | Dân Quyền |
2 | Bệnh khô vằn | 8 -14 | 24 | 359,7 | 263,7 nhẹ 96,3 TB | | | +245.6 | 96,3 | Dân Quyền, Hương Nộn, Lam Sơn |
3 | Bệnh đạo ôn lá | 2,4– 3,6 | 5,6 | 5,3 | 5,3 nhẹ | | | +5,3 | 5,3 | Dân Quyền, Hương Nộn, Lam Sơn |
4 | Chuột | 1,2– 2,4 | 3,6 | 35,4 | 35,4 nhẹ | | | +35,4 | | Dân Quyền, Hương Nộn, Lam Sơn |
5 | Rầy các loại | 24 - 48 | 80 | | | | | | | Dân Quyền, Hương Nộn, Lam Sơn |
1 | Bệnh khô vằn | Ngô xuân: GĐST: trỗ cờ - phun râu - đóng bắp | 2 - 4 | 8 | | | | | | | Hương Nộn, Dân Quyền, Lam Sơn |
2 | Bệnh đốm lá lớn | 3,3 – 6,7 | 12 | | | | | | | Hương Nộn, Dân Quyền, Lam Sơn |
3 | Sâu đục thân, bắp | 0 – 3,3 | 6,7 | | | | | | | Hương Nộn, Dân Quyền, Lam Sơn |
VI. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ: (tình hình dịch hại; biện pháp xử lý; dự kiến thời gian tới)
1.Tình hình dịch hại:
* Trên lúa muộn trà 1: Bệnh khô vằn nhiễm nhẹ đến trung bình, cục bộ nhiễm ổ nặng trên ruộng rậm rạp, cấy dày, bón phâm không cân đối,…; Bệnh đạo ôn lá, bệnh bạc lá nhiễm nhẹ; Rầy các loại, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bọ xít, bệnh bạc lá, bệnh sinh lý hại rải rác. Chuột hại rải rác, cục bộ hại ổ.
Ngoài ra: Châu chấu đã bắt đầu nở tại đồng Đầm Trằm thuộc khu 6 và khu 7 xã Lam Sơn. Châu chấu tuổi 1, 2 đang co cụm thành ổ trên bờ cỏ, bụi tre và đã bắt đầu di chuyển xuống các ruộng lúa liền kề với mật độ trung bình 80 - 120 con/m2, cao 300 - 400 con/m2. Tổng diện tích lúa bị nhiễm châu chấu 0,1 ha.
* Trên lúa muộn trà 2: Bệnh khô vằn nhiễm nhẹ, cục bộ nhiễm ổ trung bình; Bệnh đạo ôn lá, bệnh bạc lá, rầy các loại hại rải rác. Chuột hại rải rác, cục bộ hại ổ.
* Trên ngô xuân: Bệnh đốm lá nhỏ nhiễm nhẹ; Bệnh khô vằn,rệp cờ, sâu đục thân - bắp gây hại rải rác.
2. Biện pháp xử lý:
* Trên lúa:
- Bệnh đạo ôn: Khi phát hiện ruộng bị bệnh, dừng bón các loại phân hoá học, phân qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng, phòng trừ ngay khi ruộng chớm bị bệnh (dưới 5% lá bệnh) bằng các loại thuốc đặc trị đạo ôn có trong danh mục, như: Katana 20SC, Lúa vàng 20WP, Ka-bum 650WP, Funhat 40WP,.... Nếu ruộng bị nặng cần phải phun kép (2 lần) lần 1 cách lần 2 từ 5 - 7 ngày, phun kỹ cho thuốc tiếp xúc đều trên lá.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi phát hiện ruộng chớm bị bệnh, dừng ngay việc bón phân hóa học, nhất là đạm và thuốc kích thích sinh trưởng, phun phòng trừ ngay bằng các thuốc như: Starwiner 20WP, Starner 20WP, Xanthomix 20WP, ... Những ruộng bị bệnh nặng cần phun kép (2 lần) cách nhau 5 - 7 ngày.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ bằng các loại thuốc có trong danh mục, như: Chevin 5SC, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Valivithaco 5SL,...), pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.
Tích cực diệt trừ chuột bằng biện pháp hóa học, sinh học.
- Khi phát hiện châu chấu mới nở dùng vợt bắt đem tiêu hủy hoặc phun thuốc bao vây tiêu diệt khi những ổ châu chấu đang co cụm ở trên mặt đất, ruộng lúa, bờ cỏ. Đối với những ổ châu chấu trên đồi rừng, khó áp dụng biện pháp thủ công cần tổ chức tổ dịch vụ phun tập trung, dùng máy động cơ phun bao vây xung quanh ổ dịch. Sử dụng các loại thuốc trừ châu chấu tre đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, ví dụ: Victory 585EC, Neretox 95WP, ...
* Trên ngô xuân:
Tiếp tục điều tra và hướng dẫn phòng trừ sâu keo mùa thu bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp: Ngắt tiêu diệt ổ trứng, bắt giết trưởng thành. Sử dụng bẫy bả chua ngọt để bắt diệt trưởng thành. Khi mật độ sâu non từ 4 con/m2 trở lên. Sử dụng một số hoạt chất (Emamectin benzoate, Bacillus thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron) ví dụ như thuốc: Emaben 2.0 EC, Dylan 2.0 EC; Tasieu 3.6EC, Angun 5WG, Actimax 50 WG, Emagold 160SC,...); Indoxacarb (ví dụ như: Clever 300WG, 150SC; Millerusa 400SC, Indogold 150SC...).
3. Dự kiến thời gian tới:
* Trên lúa xuân:
- Bệnh đạo ôn: tiếp tục phát sinh và nhiễm nhẹ đến trung bình, có thể gây cháy chòm ổ;
- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại trên tất cả các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối,...;
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Bệnh sẽ phát sinh, lây lan và gây hại bộ lá đòng trên tất cả các trà lúa; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ nặng trên các giống lúa có bản lá to, mềm, ruộng bón nhiều đạm, bón phân không cân đối;
- Rầy các loại tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ; chuột gây hại cục bộ ổ.
- Trong 7 ngày tới châu chấu sẽ tiếp tục nở tại 1 số xã đã có nguồn châu chấu từ những năm trước.
Ngoài ra:. Sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít gây hại rải rác.
* Trên ngô xuân:
Sâu đục bắp, bệnh đốm lá hại nhẹ; Bệnh khô vằn, rệp cờ, sâu keo mùa thu hại rải rác.
NGƯỜI TẬP HỢP Trần Đức Nam | Ngày 14 tháng 4 năm 2020 TRƯỞNG TRẠM (Đã ký) Phạm Hùng |
Các thông báo sâu bệnh khác