Thông báo cao điểm sâu bệnh vụ xuân 2011 và biện pháp phòng trừ
Đoan Hùng - Tháng 5/2011

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ      TRẠM BVTV ĐOAN HÙNG

Số: 06/TB-BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

Đoan Hùng, ngày 18  tháng 5 năm 2011

THÔNG BÁO CAO ĐIỂM SÂU BỆNH VỤ XUÂN NĂM 2011

VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Hiện nay cây lúa đang trong giai đoạn làm đòng - trỗ bông, đây là giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm cho các đối tượng sâu bệnh gây hại. Qua kết quả điều tra trên địa bàn toàn huyện cho thấy đã xuất hiện các đối tượng sâu bệnh có thể phát triển gây hại, ảnh hưởng đến cây trồng:

I. THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH VÀ DỰ BÁO

1, Rầy các loại (Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy xám):

- Hiện tại: Rầy lứa 3 phát sinh gây hại nhẹ, mật độ trung bình 80 - 100 con/m2, cao 250 – 300 con/m2. Phát dục chủ yếu tuổi 4, 5, trưởng thành. Mật độ trứng trung bình 160 - 240 quả/m2, cao 400 – 600 quả/m2.

- Dự báo: Rầy tiếp tục tích luỹ và chuyển lứa tăng nhanh về mật độ. Rầy cám lứa 4 rộ khoảng đầu tháng 6 với mật độ rất cao và gây hại mạnh trên lúa giai đoạn trỗ - ngậm sữa - chắc xanh. Mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng có thể gây cháy chòm, cháy ổ nếu không được phòng trừ. Dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng 300 ha.

Các xã cần chú ý: Ngọc Quan, Chí Đám, Sóc Đăng, Yên Kiện, Tiêu Sơn, Minh Tiến, Ca Đình, Minh Lương, Phúc Lai, Bằng Doãn, ...

2, Bệnh khô vằn:

- Hiện tại: Bệnh phát sinh, phát triển, lây lan và gây hại trên lúa, mức độ hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ dảnh hại trung bình 8 - 12 %, cao 20 – 40 %, cục bộ 50 – 60 %. Tổng diện tích nhiễm là: 977 ha; trong đó nhiễm nhẹ là: 477 ha; nhiễm trung bình là: 375 ha; nhiễm nặng là 125 ha. Diện tích đã được phòng trừ là 250 ha.

- Dự báo: Trong điều kiện thời tiết nắng mưa xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển, lây lan trên diện rộng; gây hại bộ lá đòng lúa giai đoạn lúa làm đòng - ngậm sữa - chắc xanh. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng tốt lá rậm rạp, bón nhiều đạm, ruộng bị hạn, làm ảnh hưởng đến năng suất. Dự kiến diện tích cần phòng trừ trong thời gian tới là 600 ha.

Các xã cần chú ý: Chí Đám, Phong Phú, Vân Đồn, Hùng Long, Ngọc Quan, Tây Cốc, ...

3, Bệnh đạo ôn:

- Hiện tại: Bệnh đã xuất hiện rải rác trên đồng ruộng ở hầu hết các xã, tỷ lệ hại trung bình 0,5 – 1,0 %, cao 4 – 6 %, cục bộ ổ nhỏ 10 – 14 %. Diện tích nhiễm 352 ha, trong đó nhiễm nhẹ 249 ha, nhiễm trung bình 103 ha. Diện tích đã phòng trừ 125 ha.

- Dự báo: Điều kiện thời tiết có nắng mưa xen kẽ hoặc ẩm độ không khí cao (đọng sương trên lá vào sáng sớm), trên những ruộng  đã có nguồn bệnh đạo ôn lá, bệnh sẽ lây lan, phát triển gây hại trên cổ bông làm ảnh hưởng đến năng suất.

Các xã cần chú ý: Phong Phú, Vân Đồn, Thị trấn Đoan Hùng, Quế Lâm, Nghinh Xuyên, Vân Du, ...

4, Ngoài ra: Chuột,  sâu đục thân, bọ xít dài, bọ xít đen, sâu cuốn lá, bệnh sinh lý, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn  phát sinh gây hại nhẹ, cục bộ ổ nhỏ gây hại nặng.

II. BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

1, Biện pháp chỉ đạo:

- Trong cao điểm sâu bệnh từ nay đến 15/6/2011, UBND xã phân công cán bộ xuống các kiểm tra, đôn đốc công tác phòng trừ sâu bệnh. Chỉ đạo tổ khuyến nông cơ sở, bà con nông dân tổng kiểm tra ngay đồng ruộng, phát hiện kịp thời và phun triệt để các ổ sâu bệnh theo hướng dẫn của ngành BVTV.

          - Tăng cường tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật điều tra phòng trừ các đối tượng sâu bệnh trên hệ thống truyền thanh.

          - Làm tốt công tác quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn đảm bảo đủ, đúng các loại vật tư phòng trừ sâu bệnh.

          - Duy trì công tác thông tin, báo cáo với UBND huyện và các cơ quan chuyên môn.

2, Kỹ thuật phòng trừ:

Khuyến khích các xã, phường, thị trấn tổ chức phun phòng trừ tập trung theo hình thức tổ dịch vụ dập dịch hoặc dịch vụ cung ứng thuốc tập trung vừa đảm bảo chất lượng thuốc, vừa đảm bảo đúng thời điểm phòng trừ.

- Với rầy các loại: Chỉ phun trên ruộng có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 con/khóm), sử dụng các loại thuốc nội hấp như Victory 585EC, Sectox 10WP, Actara 25 WP, ... hỗn hợp với các loại thuốc Bassa 50 EC, Superista 25EC, Penalty Gold 50 EC, ... pha theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì, phun kỹ vào gốc lúa.

- Với bệnh khô vằn: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Validacin 5SL, Anvil 5SC, Cavil 50SC, Lervil 5 SC, V-T Vil 500 SC,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

- Với bệnh đạo ôn: Trên ruộng, khu ruộng đã có đạo ôn lá, phải phun phòng đạo ôn cổ bông bằng các loại thuốc đặc hiệu: Bump 650WP, Kansui 21,2WP, Bemsuper 75WP, Fu-army 30WP, Katana 20SC, ... Thời điểm phun tốt nhất trước khi lúa trỗ 5 - 7 ngày.

Phòng trừ tốt sâu bệnh trong cao điểm sẽ đảm bảo an toàn cho cây trồng.

Nơi nhận:

     - TT Huyện uỷ; UBND huyện (b/c);

- Chi cục BVTV (b/c);

- Các Phòng, ban, ngành chuyên môn (p/h);

- Đài TT;

- UBND các xã, thị trấn (t/h);

- Lưu.

TRẠM BVTV ĐOAN HÙNG

PHỤ TRÁCH TRẠM

ĐỖ CHÍ THÀNH

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...