Báo cáo tổng kết năm 2010- Phương hướng và nhiệm vụ năm 2011
Yên Lập - Tháng 10/2010

(Từ ngày 11/10/2010 đến ngày 17/10/2010)

Phần thư nhất

Tổng kết công tác BVTV năm 2010

I. Những thuận lợi - khó khăn và tình hình sản xuất liên quan:

1. Thuận lợi:

           - Được sự giúp đỡ tận tình và chỉ đạo chặt chẽ của huyện ủy, UBND huyện và Chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ nên công tác BVTV năm 2010 được thuận lợi và chủ động hơn.

          -  Vụ Đông xuân năm 2010 và mấy năm trước đó năng suất lúa và các cây trồng đều đạt cao tạo tiền đề cho nông dân khấn khởi cho sản xuất vụ tiếp theo.

           - Nhà nước đã giành nhiều chính sách với nông dân  nói chung và nông dân Yên Lập nói riêng nên tạo đà cho sản xuất Yên lập phát triển. Từ đó công tác BVTV cũng được thuận lợi hơn.

          - Hệ thống khuyến nông đã được tăng cường, kinh nghiệm đã được tích lũy nhiều hơn nên thuận lợi cho việc phòng trừ sâu bệnh ở cơ sở.

2. Khó khăn:

           - Địa bàn của huyện rộng, cán bộ của Trạm rất ít người, cơ cấu cây trồng của huyện đa dạng, phong phú, diện tích gieo trồng nhiều.

   - Thời tiết trong năm diễn biến phức tạp, gieo trồng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng nhiệt độ cao, đầu năm hạn khô kéo dài tới đầu tháng 8 lượng mưa thấp, nhiệt độ cao hơn trung bình hàng năm từ 2-3°c, nhiều đợt nắng nóng nhiệt độ >38-40°c và kéo dài. Theo thông báo của Trạm khí tượng thủy văn hơn 30 năm mới có 1 năm mưa nắng kéo dài như vậy. Đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Cùng với thời tiết bất lợi sâu bệnh cũng phát sinh nhiều, đặc biệt là rầy các loại, Sâu cuốn lá, bọ xít dài gây hại từ trung bình đến nặng.

          3. Tình hình sản xuất có liên quan:

          - Vụ xuân toàn huyện cấy được 2.395,7ha đạt 113,5 % trong đó lúa lai cấy được 1310,7ha chiếm 54,7% diện tích cấy.

          - Vụ mùa toàn huyện cấy được 3464,5 ha đạt 98,7%, trong đó lúa lai 1337ha.

          - Cây ngô vụ xuân trồng được 648,5ha đạt 136,8% kế hoạch, vụ hè thu trồng đươc 483,3ha.

          - Cây chè toàn huyện 1376ha.

- Cây lạc 150,2ha, rau , màu 258,5ha.

          - Cơ cấu cây trồng trên có nhiều tiến bộ so với các năm trước, song cũng là năm nhiễm  sâu bệnh nặng nhất do điều kiện thời tiết bất thường.

II. Tình hình phát sinh, phát triển sâu bệnh năm 2010 và công tác phòng trừ.

1. Tình hình phát sinh sâu bệnh.

Bảng: Diện tích nhiễm các loại sâu bệnh năm 2010 và biện pháp phòng trừ

Cây trồng

Dịch hại

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích

phòng trừ

Tổng số

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Hại>70%

Xuân

Mùa

xuân

Mùa

xuân

Mùa

xuân

mùa

xuân

Mùa              mùa

xuân

Mùa

Lúa

Ruồi.đ.nón

685

534

151

552

Rầy nâu

177

1131,8

88

442

89

405

269

15

1250

C. lá nhỏ

548

320

223

5

450

Bọ xít dài

156,7

721

156,7

351

244

126

120

657

Đục thân

236

236

B. đạo ôn

369,5

292,5

72

5

125

B.K vằn

784,6

901

363,6

462

288

317

124,5

122

473

750

B.sinh lí

Lùn sọc đen

0,9

650m2

1,6

OBV

153

153

150

Chuột

453

572,7

207,5

306,7

126

266

119,5

326

550

Nhện gié

334

222,8

111,4

Cộng

Đỗ tương

Sâu cuốn lá

27,3

7,6

9,1

5,6

7,2

2

11

18

5

Ruồi đục thân

13,84

6,5

7,0

4,4

6,84

2,1

11

Sâu Đục quả

13,5

4,3

7,1

3

6,4

1,3

7,5

5

Ngô

Sâu đục thân, đục bắp

17,5

37,8

17,5

37,8

Rệp

58

28,7

43

28,7

15

15

Bệnh khô vằn

61,7

22,3

46,7

22,3

15

15

Chè

Bọ xít muỗi

222,4

154,8

143,6

119,8

78,8

35

142

95

Rầy xanh

254,5

156

162,4

125,3

91,7

30,7

146

105

Bọ cánh tơ

165,7

109,8

89

95,8

76,7

14,1

78

86

Nhện đỏ

255

102,8

118

68,5

137

34,3

132

74

A. Trên lúa:

* Nhận xét: Sâu bệnh trong năm 2010 phát sinh, phát triển từ nhẹ đến trung bình cục bộ hại nặng. Có một số đối tượng gây hại bất thường so với trung bình nhiều năm. Cụ thể như:

1. Rầy các loại: Vụ đồng xuân phát sinh và phát triển rất thấp gây hại ở mức nhẹ với mật độ trung bình cả vụ 250-300 c/m2, cao 400-500 c/m2, cục bộ 600-800 c/m2. Cả vụ có 177ha diện tích nhiễm.

          Nhưng vụ mùa rầy bùng phát mạnh và tốc độ lây lan nhanh chóng. Từ lứa thứ 4 xuất hiện trong tháng 6 mật độ thấp chỉ có 150-300 c/m2, sang lứa 5 trong tháng 7 rầy phát sinh phát triển mạnh với mật độ trung bình 1500-3000 c/m2, cục bộ 5000-7000 c/m2, mật độ tiếp tục tăng ở lứa rầy thứ 6 trong tháng 8, mật độ trung bình 4000-5000 c/m2, cao 7000-9000 c/m2, cục bộ 11000-12000 c/m2, đã gây cháy ổ, cháy chòm 15 ha trên toàn huyện. Tổng diện tích nhiễm cả vụ mùa là 1131,8ha, Diện tích phòng trừ được 1250 ha (trong đó có một số diện tích phòng trừ lần 2).

          * Nguyên nhân chính: Rầy phát sinh, phát triển mạnh hơn trung bình nhiều năm, do thời tiết năm nay nắng nóng và hạn hán kéo dài ngay từ đầu năm đến giữa tháng 8. Trong vụ có cơn bão số 3 kéo dài 1 tuần lễ, mưa lớn nước tích lũy nhiều rất thích hợp cho rầy phát triển và gây hại.

2. Sâu cuốn lá: Trong vụ xuân có 3 lứa, vụ mùa có 4 lứa phát triển liên tục (lứa 4,5,6,7). Tuy nhiên lứa 4 phát triển trong tháng 6 với mật độ rất thấp, trung bình 5-7 c/m2, cao 15-20 c/m2, cục bộ 3-40 c/m2, lứa 5 phát sinh trong tháng 7 mật độ cao dần, trung bình 10-15 c/m2, cao 30-40 c/m2, cục bộ 60-80 c/m2, lứa 6 phát sinh, phát triển trong tháng 8 với mật độ và quy mô gây hai cao trung bình 18-25 c/m2, cao 50-70 c/m2, cục bộ 80-100 c/m2, sang lứa 7 mật độ và quy mô đều giảm. Trong vụ có 548ha bị nhiễm. Đã phòng trừ được 450ha.

          3. Bọ xít dài: Do nắng nóng kéo dài nên bọ xít cũng xuất hiện bất thường và cao hơn mọi năm. Ngay trong tháng 6 khi lúa mới bén rễ, hồi xanh bị xít dài đã xuất hiện, mật độ trung bình ban đầu chỉ 1-3 c/m2, tháng 7 mật độ tăng dần 3-5 c/m2, tháng 8 trung bình tăng cao 5-8 c/m2, cao 10-15v cục bộ ổ 20-30 c/m2 đối với ruộng ven làng, ven rừng. Vụ xuân 156,7ha nhiễm, phòng trừ 120ha, vụ mùa diện tích nhiễm 721ha, đã phòng trừ 657ha.

          4. Bệnh khô vằn:  Bệnh phát sinh, phát triển sớm hơn so với mọi năm. Vụ xuân có 784,6 ha, đã phòng trừ 473ha, vụ mùa bệnh phát triển rất mạnh với tỷ lệ bệnh trung bình 15-20%, cao 25-30%, cục bộ 50-60%  ở trên chân ruộng cao hạn, ruộng sâu trũng, ruộng bón nhiều đạm. Diện tích nhiễm vụ mùa 901ha. Đã phòng trừ được 756ha.

          5. Bẹnh đạo ôn:  Bệnh chủ yếu phát sinh, phát triển ở vụ xuân trên ruộng cấy mau, ruộng sâu trũng, thứa đạm, ruộng cớm bóng, ruộng cao hạn,… Với mật độ trung bình 3-5%, cao 7-10%, cục bộ 15-25%.Diện tích nhiễm 369,5ha. Đã phòng trừ 125ha.

          6. Bệnh sinh lý vàng lá: Bệnh chủ yếu phát sinh ở vụ mùa với tỷ lệ hại trung bình 2-3%, cao 10-15%. Diện tích nhiễm 453ha. Đã phòng trừ được 453ha.

 7. Chuột hại: Chuột gây hại cao hơn trung bình nhiều năm diện tích nhiễm vụ xuân 458ha, đã phòng trừ được 326ha. Vụ mùa diện tích nhiễm 572ha, diện tích phòng trừ được 550ha.

          Ngoài ra trong năm còn có sâu đục thân, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hạin nhẹ rải rác.

          B. Trên cây đỗ tương: Trong năm có sâu cuốn lá, sâu đục thân, đục quả, bệnh lở cổ rễ, đốm lá gây hai từ nhẹ đến trung bình, cục bộ hai nặng đối sâu cuốn lá. Đã có    27,3ha nhiễm sâu cuốn lá. Trong đó có 11ha nhiễm nặng, 7,2ha nhiễm trung bình. Ngoài ra còn có sâu đục thân, đục quả, bệnh lở cổ rễ gây hại từ nhẹ đến trung bình. 

C. Trên cây chè:

1. Rấy xanh hại chè:  Trong năm phát sinh 2 cao điểm. Cao điểm 1 phát sinh từ tháng 3-4-6 với mật độ 5-7%, cao 10-15%, cao điểm 2 phát sinh từ tháng 8-9-10 với mật độ hại 8-10%, cao 12-15%. Diện tích hại  410,5ha. Đã phòng trừ 251ha.

2. Bọ xít muối hại chè:  Trong năm bọ xít muối gây hại với tỷ lệ hai 5-7%, cao 10-15%, cục bộ 20-25%. Diện tích hại cả huyện là 377,2ha. Phòng trừ đươc 137ha.

3. Ngoài ra còn có Bọ cánh tơ, nhện đỏ gây hai từ nhẹ đến trung bình, bệnh thán thư, đốm vòng, đốm xám gây hại nhẹ rải rác.

D. Trên cây lâm nghiệp: Có sâu ăn lá, bệnh khô cành, mối gây hại từ nhẹ đến trung bình. Đã có 100% diện tích nhiễm sâu đã được phòng trừ kịp thời.

III. Công tác chỉ đạo phòng trừ:

1. Công tác xây dựng kế hoạch:

a, Ở cấp huyện: Trước mối vụ sản xuất Trạm đều xây dựng phương án BVTV, phương án này được UBND huyện thông qua và gửi cho các cơ sở để làm căn cứ cho việc phòng trừ.

- Trạm ra thông báo sâu bệnh đều đặn tới UBND các xã, thị trấn, BCĐ SX-NLN huyện và các ngành liên quan của huyện ngay những ngày đầu tháng. Trong cao điểm vụ xuân (tháng 4, 5) và vụ mùa (tháng 8, 9) Trạm gửi thông báo 10 ngày 1 lần. Đặc biệt trong tháng 9/2010 khi rầy nâu và sâu cuốn lá phát triểm mạnh, Trạm gửi thông báo khẩn 5 ngày 1 lần để chỉ đạo đôn đốc cơ sở phòng trừ.

- Trạm duy trì 3 điểm dự tính dự báo ổn định là Thị Trấn (vùng trung huyện), Xuân Viên (vùng thượng huyện), Phúc Khánh ( vùng hạ huyện). Đầu vụ và trong cao điểm Trạm điều tra bổ sung ở nhiều xã khác để làm căn cứ cho việc chỉ đạo phòng trừ.

          - UBND huyện vụ xuân năm 2010 có 1 chỉ thị, vụ mùa có 1 chi thị và 2 công điện trong đó có 1 công điện khẩn đôn đốc cơ sở chỉ đạo phòng trừ. Ngoài ra UBND huyện có nhiều văn bản, nhiều kết luận chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh cho các cây trồng của huyện.

          - Trạm BVTV đã phối hợp với đài phát thanh và truyền hình của huyện xây dựng băng khoa giáo về tình hình sâu bệnh và biện pháp phòng trừ cho từng vụ sản xuất. Cách làm này được nông dân đánh giá cao.

          - BCĐ-SXNLN huyện gồm có 22 thành viên đã được bố trí phụ trách 17/17 xã, thị trấn trong huyện vụ xuân đã ra 1 văn bản và vụ mùa ra 2 văn bản chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh.

          b, Ở cấp xã: Tất cả 17/17 xã, thị trấn có BCĐ - SX. Đa số tích cực bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh, đã cử các thành viên phụ trách từng khu dân cư để kịp thời phát hiện sậu bệnh, chỉ đạo nông dân phòng trừ.

  - Tổ khuyến nông BVTV ở các xã đã tích cực bám sát dồng ruộng, phát hiện sâu bệnh. Có 1 số tổ khuyến nông đã trực tiếp giúp nông dân phun thuốc để dập ổ dịch rầy nâu kịp thời cứu lúa.

- Các xã, thị trấn cũng chỉ đạo đài truyền thanh ở cơ sở mình phát các tin bài, biện pháp phòng trừ cho nông dân được biết và thực hiện.

* Mặt chưa được:

+ Ở huyện: Cũng còn có ngành của huyện chưa vào cuộc, chưa thực sự lo lắng đến việc phòng trừ sâu bệnh cho nông dân.

+ Ở cơ sở: Còn có xã biểu hiện tư tưởng chủ quan, còn thờ ơ, phó mặc cho tổ khuyến nông. Trong khi mật độ sâu bệnh đã lên đến mức cảnh báo cao thì vẫn trả lời “chưa có gì, lúa vẫn xanh tốt hoặc vẫn bình thường”.

- Nông dân trong huyền còn nghèo sự đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế. Vẫn còn 1 bộ phận dân chủ quan, thờ ơ với sâu bệnh.

- Còn nhiều hộ nông dân tuy đã được tập huấn song khi sử dụng thuốc BVTV chưa theo “4 đúng”, còn phun sai kỹ thuật điều đó làm hạn chế hiệu lực của thuốc.

V. Công tác thanh tra – Kiểm dịch:

Năm 2010 công tác thanh tra được đẩy mạnh trên các mặt: Thanh tra việc sử dụng thuốc BVTV, thanh tra việc buôn bán, dịch vụ  lưu thông thuốc BVTV và việc quảng cáo thông tin thuốc BVTV. Đã phối kết hợp với đoàn thanh tra liên nghành của huyện và thanh tra Chi cục kiểm tra được  55 đại lý. Kết quả đai đa số các cửa hàng, đại lý đã chấp hành đúng pháp luật. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn  1 số đại lý có mặt chấp hành chưa tốt phải xử lý phạt như: Bán hàng sai địa điểm (ở chợ) sử dụng chứng chỉ hết hạn…. Với số tiền sử phạt là 500.000 đồng đã được các cơ quan chức năng nộp vào ngân sách nhà nước.

- Công tác kiểm dich thực vật cũng được tăng cường cho các đối tượng như: Giống lúa, ngô, đỗ đậu,… Kết quả cho thấy trên địa bàn công tác nay được chấp hành tốt.

VI. Sự phát sinh, phát triển sâu bệnh trên các giống lúa:

1. Đối với Vụ xuân: 

Bảng 1: Bệnh đạo ôn hại lúa:

TT

Tên

giống

Bệnh trên lá

Bệnh trên cổ bông

T.gian

C.điểm

TLB

CSB

T.gian

C.điểm

Tỷ lệ TB

Cao

TB

Cao

TB

Cao

1

giống SNK

Cuối T3, đầu T4

3-5

7-8

0.2

0.5

Đầu T5

7-8

10-15

2

giống SNK

3

giống SNK

4

Giống V.Nam

Cuối T3, đầu T4

2-3

5-6

0.05

0.1

Bảng 2: Bệnh khô vằn

S TT

Tên giống

Thời gian cao điểm gây hại

Tỷ lệ bệnh

Chỉ số bệnh

Phổ biến

Cao

Phổ biến

Cao

1

Giống SNK

Giữa T4

5-8

15-20

2

Giống SNK

3

Giống SNK

Giống V.Nam

Giữa T4

4-5

10-15

2. Đối với vụ mùa:

Bảng 1: Rầy các loại hại lúa:

TT

Tên giống

Lứa 5

Lứa 6

Thời gian cao điểm gây hại

Mật độ phổ biến

Mật độ cao

Thời gian cao điểm gây hại

Mật độ phổ biến

Mật độ cao

1

Nhị ưu 838

Cuối T7 đến đầu T8

250-500

1000-1500

Cuối T8 đến đầu T9

2500-3500

7000-9000

2

N.ưu số 7

Cuối T7 đến đầu T8

300-550

1000-1200

Cuối T8 đến đầu T9

2000-3000

5500-6000

3

KD

Cuối T7 đến đầu T8

200-500

1500

Cuối T8 đến đầu T9

3000

7500

Bảng 2: Sâu cuốn lá:

TT

Tên giống

Lứa 5

Lứa ...

Thời gian cao điểm gây hại

Mật độ phổ biến

Mật độ cao

Thời gian cao điểm gây hại

Mật độ phổ biến

Mật độ cao

1

Nhị ưu 838

Đầu T8

30-40

60-80

2

N.ưu số 7

Đầu T8

30-40

63

3

KD

Đầu T8

30-40

80

Bảng 3: Bọ xít dài:

TT

Tên giống

Lứa 5

Lứa ...

Thời gian cao điểm gây hại

Mật độ phổ biến

Mật độ cao

Thời gian cao điểm gây hại

Mật độ phổ biến

Mật độ cao

1

Nhị ưu 838

Cuối T8-Đầu T9

6-8

30-40

2

N.ưu số 7

Cuối T8-Đầu T9

5-7

30-45

3

KD

Cuối T8-Đầu T9

6-8

30-45

Bảng 4: Bệnh khô vằn:

TT

Tên giống

Thời gian cao điểm gây hại

TLB

CSB

Phổ biến

Cao

Phổ biến

Mật độ cao

1

Nhị ưu 838

Cuối T8-Dầu T9

15-20

50-60

2

N.ưu số 7

Cuối T8-Đầu T9

15-20

50-60

3

KD

Cuối T8-Đầu T9

15-20

50-60

VIII. Đánh giá tỷ lệ thiệt hại trên lúa năm 2010.

- Vụ xuân sâu bệnh gây hại nhẻ, nên tỷ lệ thiệt hại thấp. Thiệt hai chung cả huyện chỉ 0,68%.

- Vụ mùa sâu bệnh hại ở mức trung bình, cục bộ nặng tỷ lệ thiệt hại chung cả huyện 2,20%. So với trung bình nhiều năm thì sâu bệnh vụ mùa năm 2010 nặng và thiệt hại cao hơn. Đặc biệt là rầy nâu hại lúa.

* Nguyên nhân:

- Thời tiết nắng nóng khô hạn kéo dài (là năm nắng nóng nhất trong vòng hơn 30 năm qua) do vậy sâu bệnh phát sinh bất thường.

- Cây trồng đa dạng, bên cạnh đó lại gối vụ, xen canh nên chuỗi thức ăn đang dạng phong phú nên sâu bệnh theo đó phát triển.

VII. Kết luận và đề nghị:

- Kết luận: Năm 2010 là một năm khô hạn, nắng nóng kéo dài nhất là vụ mùa, sâu bệnh phát sinh nhiều, đa dạng nhưng với quyết tâm cao của các cấp chính quyền, sự cố gắng của nông dân nên đã thành công trong công tác phòng trừ sâu bệnh. Tỷ lệ thiệt hại dưới mức do Bộ NN&PTNN quy định, đảm bảo an toàn cho lúa và các cây trồng khác của huyện.

- Đề nghị:

UBND các xã, thị trấn cần dành một khoản kinh phí cho công tác phòng trừ sâu bệnh nhất là trong cao điểm.

- UBND các xã, thị trấn nên thành lập ở cơ sở 1-2 đội cơ động để phòng chống sâu bệnh khi dịch xẩy ra nhất là khi biến đổi khí hậu, sâu bệnh phát sinh nhiều và đột biến. Hàng năm nên tập huấn và bồi dưỡng cho đội ngũ này.

- Khuyến nông cơ sở nhất là cá khuyến nông viên phải thường xuyên được tập huấn về cách điều tra phát hiện sâu bệnh hại, để từ đó việc phòng trừ có hiệu quả hơn.

Phần thứ hai

Phưong hướng và nhiệm vụ năm 2010

I. Các mục tiêu chủ yếu:

          - Đảm bảo an toàn sâu bệnh cho diện tích lúa cấy. vụ Xuân là: 2.300 ha; vụ mùa là 3500 ha - 3600 ha. Tỷ lệ thiệt hại < 2%.

          - Đảm bảo an toàn sâu bệnh cho 2000 ha chè; 10.000 ha rừng trồng ; 1500 ha ngô, 1000 ha lạc, 500 ha rau đậu các loại.

          - Quản lý chặt chẽ các hộ kinh doanh thuốc BVTV và kiểm soát chặt chẽ các đối tượng kiểm dịch thực vật

          - Nâng cao dân trí chi người dân về công tác BVTV. Áp dụng các chương trình khoa học kỹ thuật vào sản xuất, như chương trình IPM, chương trình thâm canh lúa cải tiến SRI

II. Các biện pháp để thực hiện:

          - Đề nghị chi cục BVTV tỉnh Phú Thọ tăng cường thêm biên chế cho Trạm

          - Tăng cường cơ sở vật chất cho Trạm, trong đó trú trọng các phương tiện kỹ thuật như máy móc, máy ảnh, máy chiếu phục vụ cho việc tập huấn và các việc khác có liên quan.

          - Tích cực học tập để nâng cao trình độ nhất là trên các mặt: Tin học, ngoại ngữ, sách báo, để nắm bắt nhiều thông tin phục vụ cho công việc.

          - Cán bộ Trạm tích cực đi cơ sở, nắm bắt và xử lý kịp thời các công việc của cơ sở và cũng để phục vụ các yêu cầu của nhân dân hiệu quả hơn.

Nơi nhận:

- TTHU-HĐND (B/c)

- CT, PTC, CCBVTV (B/c)

-  BCĐ –SX

-  UBND xã +Tổ KN

- Lưu

               TRƯỞNG TRẠM

       

                 Phùng Hữu Quý

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...