I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 9/2012.
1. Thời tiết:
- Trong tháng trời nắng nhẹ, có mưa rào xen kẽ, gió nam cấp 2, nhiệt độ trung bình 23-24 ˚C, cao 26 - 28˚C, Thấp 18 - 20˚C.
2. Cây trồng:
- Lúa mùa: Diện tích 3500ha. Giai đoạn sinh tưởng: Chắc xanh - đỏ đuôi - chín.
- Trên ngô: Diện tích 300ha. Giai đoạn sinh tưởng: Mới trồng.
- Trên rau màu: Diện tích 230ha. Giai đoạn sinh trưởng: Cây con và phát triển thân lá.
- Trên cây chè: Sinh trưởng, phát triển búp tiếp theo.
- Trên cây lâm nghiệp: Sinh trưởng, phát triển.
3. Tình hình sâu bệnh trong tháng 9; Sâu bệnh trong tháng nhẹ cụ thể như sau.
3.1. Trên Lúa: Sâu bệnh hại nhẹ cụ thể:
- Rầy các loại, bệnh khô vằn gây hại nhẹ đến trung bình
- Sâu đục thân, bệnh bạc lá, chuột, bọ xít dài gây hại nhẹ rải rác.
3.2. Trên cây chè:
- Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện đỏ gây hại nhẹ đến trung bình.
- Bệnh đốm xám, đốm nâu, thối búp gây hại nhẹ, rải rác.
3.3 Trên cây trồng lâm nghiệp: Sâu ăn lá, bệnh khô cành, bệnh vàng lá sinh lý gây hại nhẹ.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 10:
1. Trên ngô:
- Bệnh sinh lý gây hại nhẹ rải rác, tỷ lệ hại trung bình 1 – 2%, cục bộ 4 – 5%.
- Sâu xám gây hại nhẹ đến trung bình trên diện tích ngô mới trồng. Rầy chuyển từ lúa sang gây hại nhẹ.
- Ngoài ra có châu chấu, sâu cắn lá… gây hại nhẹ, rải rác.
2. Trên rau: Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh thối nhũn: Gây hại nhẹ đến trung bình trên rau. Ngoài ra: Rệp muội phát sinh và gây hại trong điều kiện thời tiết khô hanh.
3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ, bệnh phồng lá chè, bệnh đốm xám, bệnh đốm nâu gây hại nhẹ đến trung bình.
4. Cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá, sâu ăn lá, mối gốc, bệnh khô cành gây hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên ngô:
a. Sâu xám: Áp dụng biện pháp thủ công bắt sâu vào buổi sáng sớm khi sâu chưa chui xuống đất. Khi ruộng có tỷ lệ trên 10% cây bị hại, sử dụng các loại thuốc lưu dẫn nội hấp như Regent 800WG, Rambo 800WG, Finico 800WG, … kết hợp với thuốc tiếp xúc như: Pertox 5EC, Bestox 5EC, … Phun vào buổi chiều tối theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
b. Bệnh sinh lý: Khi ruộng có trên 20% cây bị bệnh nên sử dụng phân bón qua lá phun để bổ xung dinh dưỡng cho cây như phân Pomior, Komix, Antonik, Đầu trâu… phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì để cây nhanh hồi phục.
- Khi ngô bị bệnh chân chì, huyết dụ cần tưới bằng lân ngâm trong nước dải phân chuồng, đồng thời khơi rãnh để tránh nước đọng trên mặt luống.
2. Trên rau: Phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
3. Trên chè: Phun trừ các ổ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh đốm nâu bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục sử dụng cho chè.
4. Cây lâm nghiệp: Theo dõi chặt chẽ bệnh đốm lá, khô cành, sâu ăn lá gây hại trên cây keo, bạch đàn. Khi đến ngưỡng phòng trừ đối với sâu ăn lá dung các loại thuốc như: Shefpa 25EC, Ofatox 400EC. Đối với bệnh khô cành dùng các loại thuốc Daconil 75WP, Topsin – M…phun kỹ.
Các loại thuốc trên đều pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.
Nơi nhận:
- TTHU-HĐND (B/c)
- CT, PTC, CCBVTV (B/c)
- BCĐ – SX
- UBND xã +Tổ KN
- Lưu
|
TRƯỞNG TRẠM
(ĐÃ KÝ)
Phùng Hữu Quý
|