Thông báo tình hình sâu bệnh tháng 3, dự báo sâu bệnh T4/2014
Việt Trì - Tháng 4/2014

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

CHI CỤC BVTV TỈNH PHÚ THỌ

TRẠM  BVTV TP. VIỆT TRÌ

Số : 04/ TB - BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phú

          Việt Trì,  ngày 02 tháng 4 năm 2014

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 3/2014

DỰ BÁO SÂU BỆNH THÁNG 4/2014 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, CÂY TRỒNG VÀ SÂU BỆNH TRONG THÁNG 3/2014

 1. Thời tiết: Nhìn chung trong tháng thời tiết rét nhẹ, trời âm u, mưa phùn nhiều, nắng ít làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của lúa, lúa đẻ nhánh rất chậm. Cuối tháng nhiệt độ tăng, có nắng,  mưa rào nhẹ, cây trồng  sinh trưởng phát triển bắt đầu thuận. Nhiệt độ TB  17 - 200C, cao nhất  280C, thấp nhất 130C.

 2. Cây trồng:

- Lúa chiêm xuân: Diện tích 1450 ha; GĐST: Cuối đẻ nhánh - đứng cái

- Ngô xuân: Diện tích: 152 ha; GĐST:  7 - 9 lá.

- Rau: Diện tích: 77 ha; GĐST: Phát triển thân lá - thu hoạch.

3. Tình hình sâu bệnh và chuột hại:

a. Trên lúa chiêm xuân:

- Bọ trĩ. ruồi đục nõn, Sâu đục thân, bệnh sinh lý phát triển và hại nhẹ.

- Chuột phát sinh và gây hại nhẹ, cục bộ nặng ổ.

- Bệnh đạo ôn, khô vằn phát sinh rải rác, cục bộ nặng ổ.

b. Trên ngô xuân:

- Bệnh đốm lá, vàng lá sinh lý hại nhẹ.

c. Trên rau:

- Sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy phát sinh, phát triển và gây hại TB -nặng.

- Bệnh sương mai, đốm nâu, phấn trắng phát triển, mức hại nhẹ - TB, cục bộ nặng.

II/ DỰ KIẾN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 4/2014:

1.     Trên lúa:

+ Bọ trĩ, ruồi đục nõn phát triển và gây hại nhẹ - TB, cục bộ nặng trên những ruộng cấy lại mạ sân trong tháng 3.

+ Chuột: Tiếp tục gia tăng gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ - TB,  cục bộ hại nặng trên những ruộng ven đồi, gò, ven làng, ruộng cấy sớm, lúa chuyển giai đoạn đứng cái – làm đòng. các xã cần lưu ý: Sông Lô, Kim Đức, Hùng Lô, Minh Nông, Thụy Vân, Phượng Lâu, …

+ Bệnh khô vằn: Phát triển lây lan trên diện rộng sau các trận mưa rào, giai đoạn lúa cuối đẻ, đứng cái – làm đòng. Bệnh gây hại nặng trên những ruộng cấy dầy và thâm canh cao, bón nhiều phân đạm.Các xã cần lưu ý: Thụy Vân, Thanh Đình, Trưng Vương, Thanh Miếu, Sông Lô, Kim Đức, Hy Cương, Chu Hóa, …

+ Sâu đục thân:  Sâu đục thân tiếp tục gây dảnh héo trên các trà, mức độ hại nhẹ. Trưởng thành sâu đục thân cú mèo, đục thân 5 vạch ra và đẻ trứng trong khoảng trung tuần tháng 4. Sâu non lứa này gây hại nhẹ, cục bộ hại ổ. Các xã cần chú ý: Kim Đức, Thụy Vân, Sông Lô, Phượng Lâu, ,..

+ Bệnh vàng lá sinh lý: phát sinh và gây hại nhẹ, cục bộ nặng trên những ruộng chua phèn, yếm khí, nhiễm nước thải độc hại. Các xã cần lưu ý: Trưng Vương, Sông Lô, Thanh Miếu, Dữu Lâu…

+ Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết ấm, âm u, ẩm độ không khí cao, ruộng rậm rạp, bón nhiều phân đạm, bệnh lây lan, phát triển và gây hại trên các trà. chú ý trên các giống Nếp, lúa lai, ...

+ Bọ rầy: Phát sinh phát triển trên diện hẹp, chủ yếu trên những ruộng trũng nước. Rầy tiếp tục tích lũy mật độ và có thể gây hại nhẹ vào cuối tháng 4. Các xã cần lưu ý: Kim Đức, Phượng Lâu, Thụy Vân, …

+ Ngoài ra cần theo dõi diễn biến của các đối tượng sâu CLN, bọ xít, bệnh bạc lá, ĐSVK.

 2. Trên rau :

- Sâu xanh, bọ nhảy phát triển và gây hại TB – nặng trên bắp cải, xu hào trồng muộn; bọ rầy, rệp phát sinh hại nhẹ trên rau bí, cà, đậu đỗ…

3. Trên ngô xuân:

- Sâu ăn lá hại nhẹ: Bệnh đốm lá hại nhẹ - TB; Sâu đục thân phát sinh gây hại nhẹ vào giai đoạn ngô soáy nõn - trỗ cờ, làm hạt.

- Chuột phát sinh hại nhẹ, cục bộ hại nặng trên các diện tích ngô nếp, ngô ngắn ngày, trồng sớm.

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1, Trên lúa chiêm xuân:

+ Tập trung chỉ đạo: chăm sóc cho lúa chiêm xuân, bón phân đón đòng đảm bảo theo quy trình và đúng thời điểm.

+ Tổ chức kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm ruồi, trĩ gây hại trên lúa muộn cấy lại trong tháng 3. Sử dụng các loại thuốc Regent 800WP, Regell 800 WP, Patox 95 SP, ... Pha và phun theo hưởng dẫn trên bao bì.

+ Tổ chức diệt chuột tập trung đồng loạt trên toàn bộ diện tích lúa bằng bả sinh học BCS, bả tự phối RAT – K 2%D trộn với lúa luộc nứt vỏ.

+ Sâu đục thân: Khi ruộng có mật độ ổ trứng >0,3 ổ/m2 sử dụng thuốc Tasodant 600EC, Dylan 10WG, Regent 800WP, Patox 95 SP…..Pha và phun theo hưởng dẫn trên bao bì.

+ Bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng bị bệnh phải ngừng bón các loại phân hóa học, phân bón lá, thuốc KTST. Trên ruộng có tỷ lệ lá hại >5%LH sử dụng thuốc Beam 75WP, Bemsuper 75WP, Fuji-one 40WP, Bump 650WP, Kasai 21,2WP... Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.

+ Phòng trừ bệnh vàng sinh lý: Tháo cạn nước đối với ruộng luôn ngập úng, bón bổ sung phân lân, phân chuồng mục, kết hợp phun thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón qua lá.

+ Ngoài ra theo dõi diễn biến của các đối tượng Bệnh bạc lá, khô vằn, rầy nâu, …

2.     Trên ngô xuân:

+ Chăm sóc bón phân cho ngô giai đoạn soáy nõn, trỗ cờ; Phát hiện sâu đục thân, rệp cờ và phòng trừ kịp thời; Tổ chức diệt chuột tập trung trước khi ngô trỗ cờ, ra bắp.

3. Trên rau :

+ Thực hiện gieo trồng, chăm sóc bón phân theo quy trình sản xuất rau an toàn; Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM, sử dụng các loại thuốc sinh học, thảo mộc, thực hiện đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch sản phẩm.

Nơi nhận:

- Chi cục BVTV Phú Thọ

- TTTU, HĐND, UBND. TP      (thay b/c)

- HND, PN, TN, ĐTT, PKT

- UBND xã, phường, HTX

- Lưu Trạm

TRẠM TRƯỞNG

Phạm  Hùng

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...