CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT PHÚ THỌ
TRẠM BẢO VỆ THỰC VẬT ĐOAN HÙNG
Số: 09 /TB - BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đoan Hùng, ngày 5 tháng 5 năm 2012
|
THÔNG BÁO KHẨN TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 5/5
DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
1. Rầy các loại (Rầy nâu, rầy xám, rầy lưng trắng):
* Hiện tại: Mật độ phổ biến từ 200 - 500 con/m2; Một số ít ruộng chưa phòng trừ hoặc phòng trừ không hiệu quả mật độ từ 1.200 - 1.600 con/m2, cá biệt ổ nhỏ từ 2.500 - 4.000 con/m2 (Phúc Lai, Yên Kiện, Hùng Long, Tây Cốc, Bằng Doãn, Minh Lương, Ca Đình); Phát dục chủ yếu tuổi 5 và trưởng thành. Như vậy, cơ bản các ổ rầy phát sinh trong tháng 4 đã được khống chế.
* Dự báo: Rầy các loại đã trưởng thành và bắt đầu chuyển lứa, đẻ trứng gia tăng mật độ. Dự kiến rầy cám sẽ nở rộ từ ngày 15 - 19/5/2012, gây hại diện rộng trên các trà lúa giai đoạn trỗ - chắc xanh; Mức độ gây hại từ trung bình đến nặng, cục bộ gây cháy ổ nếu không phòng trừ kịp thời. Dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng 2018 ha; Các xã cần chú ý Vân Đồn, Tiêu Sơn, Minh Tiến, Phúc Lai, Hùng Long,Yên Kiện, Ngọc Quan, Tây Cốc, Quế Lâm, Chí Đám, Hùng Quan.... .
* Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:
- Khi ruộng có mật độ trên 1.500 con/m2 (30-40 con/khóm), sử dụng 01 trong các loại thuốc tiếp xúc như: Victory 585EC, Tasodant 600 EC, Superista 25EC, Bassa 50 EC, Jetan 50 EC, ... hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc: Penalty 40 WP, Sectox 10 WP, Actara 25 WP, Midan 10 WP, ... pha theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì; Rẽ băng lúa rộng 0,8 - 1,2 m và phun kỹ vào gốc lúa.
- Thời điểm phòng trừ tốt nhất từ ngày 17 - 22/5/2012
2. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:
* Hiện tại: Nguồn bệnh đã xuất hiện rải rác ở nhiều nơi; Tỷ lệ bệnh trung bình 1,2 - 3%, cục bộ ổ nhỏ tỷ lệ nhiễm 20 - 30%, cá biệt 40% lá hại (Vân Đồn, Chí Đám).
* Dự báo: Bệnh tiếp tục phát triển, lây lan nhanh gây hại bộ lá đòng do điều kiện thời tiết nắng nóng, có mưa bão và lúa giai đoạn trỗ - ngậm sữa - chắc xanh rất mẫn cảm với bệnh; Đặc biệt chú ý trên các giống lúa lai, trên ruộng xanh tốt, lá rậm rạp. Dự kiến diện tích cần phòng trừ khoảng 50 ha. Các xã cần lưu ý: Chí Đám, Vân Đồn, Hùng Quan, Yên Kiện, Hùng Long , Bằng Luân, Đại Nghĩa,...
* Biện pháp kỹ thuật phòng trừ: Khi ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng một trong các loại thuốc: Starner 20WP, PN-Balacide 32WP, Xanthomix 20WP, Sansai 20WP, Sasa 20WP,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì.
3. Bệnh khô vằn:
* Hiện tại: Tỷ lệ bệnh hại phổ biến từ 2,4 – 14,2%, cao 20 - 25%, cục bộ ổ nhỏ 40 - 50% (Thị Trấn, Chân Mộng).
* Dự báo: Bệnh tiếp tục phát triển lây lan nhanh gây hại bộ lá đòng do điều kiện thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa bão và lúa giai đoạn trỗ - ngậm sữa - chắc xanh rất mẫn cảm với bệnh; Mức độ bệnh hại trung bình, cục bộ ổ nặng trên các ruộng bón phân không cân đối, bón nhiều đạm, lá rậm rạp,....
* Biện pháp kỹ thuật phòng trừ: Chỉ phun thuốc trên các ruộng có tỷ lệ bệnh trên 20%, sử dụng thuốc Validacin, Lervil, Anvil, Tilt Super,… pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.
4. Ngoài ra: Triển khai phòng trừ các đối tượng: Bệnh vàng lá sinh lý trên chân ruộng dộc chua, ruộng cao hạn; Các ổ bọ xít dài, sâu đục thân, chuột,.. bằng các biện pháp đã được hướng dẫn.
Nơi nhận:
- TTHU, UBND(b/c);
- Chi cục BVTV (b/c);
- Thành viên BCĐ sản xuất:
-Đài phát thanh huyện:
-UBND các xã, thị trấn
- Lưu.
|
TRẠM TRƯỞNG
Đỗ Chí Thành
|