CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV
TÂN SƠN
Số: 31/TB - BVTV
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-
Tự do- Hạnh phúc
Tân Sơn, ngày 23 tháng 8 năm 2016
|
THÔNG BÁO
TÌNH HÌNH SÂU BỆNH KỲ 23/8, DỰ BÁO 10 NGÀY TỚI
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
I. Trên lúa
1. Sâu cuốn lá nhỏ:
- Hiện tại:
+ Đánh
giá kết quả phòng trừ cao điểm sâu cuốn lá nhỏ từ 15 - 20/8/2016: Tổng diện
tích bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại là 1.513,5 ha, trong đó nhiễm nhẹ 813,4, nhiễm trung bình
436,4 ha, nhiễm nặng 263,7 ha. Diện tích đã phòng trừ là 700 ha.
+ Trên những
diện tích được phòng trừ kịp thời, mật độ sâu hại đã giảm dưới ngưỡng. Trên
những diện tích chưa phòng trừ hoặc phun xong gặp mưa, mật độ sâu trung bình
15- 30 con/m2, cao 50 - 70 con/m2, cục bộ 90 - 120 con/m2,
cá biệt 180 - 210 con/m2 (Tân Sơn, Long Cốc, Xuân Đài, Đồng Sơn).
Phát dục chủ yếu là sâu tuổi 1, 2, 3. Trứng vẫn còn rải rác.
- Dự báo: Trứng tiếp tục nở, sâu non tiếp tục gây hại trên
lúa mùa trung giai đoạn đứng cái - làm đòng. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục
bộ hại nặng và có thể gây trắng lá nhiều diện tích nếu không được phòng trừ kịp
thời. Dự kiến diện tích bị hại cần tiếp tục phòng trừ khoảng 150 ha. Các xã cần
chú ý: Tân Sơn, Long Cốc, Xuân Đài, Đồng Sơn,...
- Kỹ thuật phòng trừ: Phun phòng trừ triệt để trên
các ruộng có mật độ sâu cuốn lá từ 20 con/m2 bằng
các lại thuốc đặc hiệu được đăng ký trừ sâu cuốn lá trong danh mục thuốc bảo vệ
thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, ví dụ như: Clever 300 WG, Tasieu 5 WG, Dylan 10WG, Rigell 800 WG,... pha
và phun theo hướng dẫn trên bao bì.
Thời gian phòng trừ cần xong trước ngày 28/8/2016.
2. Ngoài ra: Cần chú ý phòng trừ các
đối tượng: Rầy các loại, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi
khuẩn, bệnh vàng lá sinh lý bằng các loại thuốc đặc hiệu. Phòng trừ chuột bằng
các biện pháp tổng hợp.
II. Trên cây lâm nghiệp
1. Sâu xanh ăn lá bồ đề:
- Hiện tại: Sâu non lứa 5 đang gây hại
cục bộ các rừng bồ đề tại khu Suối Bòng, Xuân Đài, mức độ hại nhẹ đến trung
bình, cục bộ hại nặng. Mật độ sâu trung bình: 20 - 40 con/cây, cao: 50 - 100
con/cây, cục bộ trên: 150 con/cây, phát dục chủ yếu là sâu non tuổi 2, 3, 4.
Diện tích rừng bị hại là 4 ha, trong đó đã phòng trừ là 4 ha.
- Dự báo: Sâu non tiếp tục phá hại
mạnh các rừng bồ đề trong vài ngày tới, mức độ hại trung bình đến nặng, cục bộ
gây trụi lá hoàn toàn nếu không được phòng trừ kịp thời làm ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của các rừng bồ đề.
- Biện pháp
phòng trừ:
+
UBND các xã huy động cán bộ khuyến nông cơ sở, các chủ rừng, các tổ chức đoàn
thể cùng nông dân kiểm tra lại các diện tích trồng bồ đề, triển khai ngay chiến
dịch phun trừ theo hướng dẫn của trạm Bảo vệ thực vật.
+ Sử dụng máy động cơ phun dạng bột phun bao vây các
khu rừng xung quanh các khu đang bị hại.
+ Sử dụng thuốc thuốc Neretox 95 WP liều lượng 1,1 kg trộn đều với 6 - 7 kg bột nhẹ phun
cho 1 ha; Dùng máy phun động cơ phun thuốc dạng bột phun theo từng băng rộng 10
- 15 m theo đường đồng mức từ trên xuống dưới.
2. Ngoài ra: Cần chú ý phòng trừ các
đối tượng: Sâu ăn lá,
mối hại gốc, bệnh khô lá gây hại trên cây keo, cây mỡ./.
Nơi nhận:
|
TRẠM TRƯỞNG
|
- Chi cục BVTV Phú Thọ;
- TT HU, HĐND, UBND huyện;
- Lãnh đạo huyện: Ông Yến (B/C);
- Phòng NN&PTNT, các phòng ban liên quan;
- Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp huyện;
- Thành viên tổ công tác chỉ đạo sx nông lâm nghiệp;
- UBND các xã;
- Lưu: Trạm.
|
Đinh Thanh
Bình
|