CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ
TRẠM BVTV TP VIỆT TRÌ
Số: 04 /TB - BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Việt Trì, ngày 05 tháng 4 năm 2010
|
THÔNG BÁO
TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 3/2010
DỰ BÁO SÂU BỆNH THÁNG 4/2010 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
I/ TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, CÂY TRỒNG VÀ SÂU BỆNH TRONG THÁNG 3/2010 :
1. Thời tiết: Trong tháng trời nhiều mây, âm u, có mưa nhỏ rải rác. Nhiệt độ TB 22 - 24°C, thấp nhất 16 - 18°C, cao 28 - 30°C .
2. Cây trồng:
- Lúa chiêm xuân: Cuối đẻ - Làm đòng.
- Ngô xuân: 8 - 12 lá.
- Rau: Phát triển thân lá - Thu hoạch.
- Đậu tương: 3 - 6 lá
3. Tình hình sinh vật gây hại:
a, Trên lúa chiêm xuân:
- Bệnh vàng lá sinh lý hại TB đến nặng trên trà xuân sớm. Diện tích nhiễm 79,7 ha. TĐ nhiễm nặng 23,5 ha (giống Xi 23).
- Bệnh đạo ôn: Xuất hiện rải rác trên các trà, tỷ lệ lá hại 0,1- 5%lh (trên lúa nếp)
- Chuột gây hại trên các trà, mức độ hại nhe - TB, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 56,2 ha.
- sâu đục thân 5 vạch phát sinh và gây hại cục bộ trên giống Xi23, Nếp
- Rầy các loại: Tiếp tục tích lũy, gia tăng mật độ trên lúa chiêm, xuân sớm, mật độ rầy TB 200 - 300 c/m2, cục bộ 500 c/m2( Hùng Lô, Vân Phú, Kim Đức...)
Ngoài ra: Ruồi, trĩ gây hại TB trên trà lúa muộn (DT cấy ngoài tết); Sâu cuốn lá, Rầy trắng mắt đỏ, bệnh khô vằn... hại nhẹ, rải rác.
b, Trên đậu tương xuân: Sâu xám, bệnh lở cổ rễ, dòi đục ngọn hại nhẹ; Sâu cuốn lá hại TB đến nặng. Diện tích nhiễm 90 ha, trong đó nhiễm nặng 36 ha.
c, Trên ngô xuân: Bệnh sinh lý, sâu ăn lá hại nhẹ.
d, Trên rau: Sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy phát sinh phát triển mạnh, mức độ hại TB - nặng trên su hào, cải bắp, cải canh.
- Bọ xít, bệnh sương mai hại nhẹ trên rau bầu bí, cà, su su, ...
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI THÁNG 4/2010:
1. Trên lúa chiêm xuân:
- Bệnh đạo ôn: trong điều kiện thời tiết âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn lá phát triển, lây lan và gây hại cục bộ. Đề phòng đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại vào trung tuần tháng 4 trên lúa nếp chiêm. Các xã cần chú ý: Thụy Vân, Vân Phú, Thanh Đình...
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục tích lũy và gây hại nhẹ trên trà chiêm đầm và xuân sớm, mức độ hại nhẹ, cục bộ hại nặng (giống Nếp, DT10).
+ Rầy trắng mắt đỏ: Phát sinh và gây hại nhẹ - TB, cục bộ hại nặng trên những ruộng ven đồi, ven làng, ruộng bị ảnh tuế.
- Bệnh khô vằn: Nguồn bệnh đã xuất hiện và có thể lây lan trên diện rộng, nhất là sau đợt bón phân thúc đòng và các trận mưa rào. Mức độ hại nhẹ - TB, cục bộ hại nặng trên những ruộng lúa lai, ruộng cấy dầy, rậm rạp, bón nhiều phân đạm.
- Chuột: Tiếp tục gia tăng gây hại trên các trà, mức độ hại nhẹ - TB, cục bộ hại nặng trên những ruộng ven đồi gò, ven kênh mương, đường lớn, Đặc biệt là những ruộng làm đòng sớm.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Nguồn bệnh đã xuất hiện rải rác trên đồng ruộng, bệnh phát sinh và lây lan sau những trận mưa dông. Mức độ hại nhẹ, cục bộ nặng trên các giống lúa lai.
Ngoài ra: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bọ xít... gây hại nhẹ; Bệnh vàng lá sinh lý phát sinh và hại nhẹ - TB trên những ruộng đất chua, có mạch nước ngầm nhiều ion kim loại, ruộng nhiễm nước thải, ruộng sâu trũng...
2, Trên đậu tương xuân: Sâu cuốn lá tiếp tục phát sinh và gây hại nặng giai đoạn đậu trải lá - quả non, mức độ hại TB - nặng.
- Bệnh lở cổ rễ phát sinh và gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, chân ruộng thoát nước kém.
- Chuột phát sinh gây hại rải rác, cục bộ nặng giai đoạn đậu tương làm hạt
- Ngoài ra: Sâu đục thân, đục quả hại nhẹ đến TB; Bệnh phấn trắng, sương mai, rệp... hại nhẹ.
3. Trên ngô xuân: Sâu ăn lá, bệnh đốm lá, bệnh sinh lý, chuột hai nhẹ - TB
4, Trên rau: Sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy hại TB - nặng trên cải canh.
- Rệp, bệnh sương mai, sâu đục quả phát sinh và hại nhẹ - TB trên đậu đỗ.
- Trên rau bầu bí, su su... bệnh sương mai, bọ xít hại nhẹ.
III/ CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:
1. Biện pháp tổ chức thực hiện:
+ Tổ khuyến nông, HTX NN thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, điều tra DTDB sâu bệnh, xác định kịp thời đối tượng dịch hại chủ yếu, mức độ gây hại, tham mưu cho UBND xã, phường chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh đảm bảo kịp thời, thực hiện báo cáo tình hình sâu bệnh về trạm BVTV thành phố.
+ HTX nông nghiêp, tổ khuyến nông xã cùng các đại lý thuốc BVTV trên địa bàn cung ứng đủ thuốc phục vụ sản xuất, đảm bảo chất lượng, chủng loại thuốc đặc hiệu đến hộ nông dân.
+ Đề nghi các phòng, ban nghành liên quan, đài truyền thanh thành phố tăng cường phối hợp chỉ đao, tuyên truyền công tác bảo vệ thực vật sâu rộng đến nhân dân trong cao điểm phòng trừ sâu bệnh.
2. Biện pháp kỹ thuật phòng trừ:
a, Trên lúa chiêm xuân:
- Bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng bị nhiễm bệnh phải ngừng việc bón phân hóa học hoặc phun thuốc kích thích sinh trưởng, giữ nước đảm bảo trong ruộng. Trên những ruộng có tỷ lệ lá hại >5 %lh hoặc chớm cổ bông thì tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc Bump 650WG, Bemsuper 75WP, Beam75WP, Fuji-one 40WP... Phun theo hướng dẫn trên bao bì.
- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ dảnh hại >20%dh, sử dụng các loại thuốc: Lervil 5SC, Aloannong 50Sl, Validacin 5Sl... Phun theo hướng dẫn trên bao bì.
- Rầy các loại: Khi ruộng có tỷ lệ rầy cám (Tuổi 1,2) >1500 c/m2 (30con/khóm) sử dụng các lọai thuốc: Actara 25WG, Penalty 40WP, Penalty gold 50EC, Sectox 10WP, Bassa 50EC, Superista 25EC...Lưu ý những ruộng lúa sau trỗ không sử dụng các loại thuốc lưu dẫn . Pha thuốc và sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì.
- Phòng trừ ổ dịch sâu ĐThân, CLN bằng các lọai thuốc Regent 800WG, Finico 800WP, Regell 800WP, 50SC, Silsau 5.0EC, Oncon 25WP, Aremec 36EC...
+ Ngoài ra phun trừ các ổ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bọ xít, bằng các loại thuốc đặc hiệu, phun theo hướng dẫn trên bao bì.
b, Trên đậu tương: Phòng trừ sâu cuốn lá khi mật độ >30 c/m2 (tuổi 1,2) bằng các loại thuốc Regent 800WG, Finico 800WG, Rigenl 800 WG... Nếu sâu tuổi lớn cần hỗn hợp thêm các loại thuốc tiếp xúc, vị độc như Bestox 5EC, Fastac 5EC... Kết hợp ngắt bỏ các lá bị xoăn nặng trước khi phun thuốc.
- Phòng trừ bệnh lở cổ rễ: Khi bệnh chớm xuất hiện tiến hành nhổ bỏ cây bệnh, rắc vôi bột, sử dụng một số loại thuốc phòng trừ: Tilt super 300ND, Daconil 75WP, Validacin 5SL...
- Ngoài ra phòng trừ diện tích nhiễm sâu đục quả, bệnh sương mai...khi đến ngưỡng; Tổ chức diệt chuột khi đậu tương bắt đầu làm hạt.
c, Trên rau:
- Chăm sóc rau theo qui trình sản xuất rau an toàn, phòng trừ sâu bệnh trên diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục thuốc trên rau, ưu tiên các loại thuốc sinh học, thảo mộc ít độc hại. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch.
Nơi nhận:
- UBND, HĐND,TTTU (thayb/c).
- Chi Cục BVTV (thayb/c).
- Phòng Kinh tế.
- Hội ND, PN, TN, ĐTT.
- UBND xã, Phường, HTX NN.
- Lưu Trạm.
|
TRƯỞNG TRẠM
Phạm Hùng
|