Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 22
Toàn tỉnh - Tháng 5/2017

(Từ ngày 25/05/2017 đến ngày 31/05/2017)

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
 

Số:  22/TB - BVTV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày 31 tháng 05 năm 2017

                          

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
(Từ ngày 25 tháng 05 năm 2017 đến ngày 31 tháng 05 năm 2017)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết:

Nhiệt độ: Trung bình 26,5 - 27,50C , Cao 32 - 340C, Thấp 21 - 230C. 

Nhận xét khác: Trong kỳ, đầu kỳ trời  nắng nóng; cuối kỳ đêm và sáng sớm trời nhiều mây, ngày giảm mây trời nắng. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

- Lúa trung

Diện tích: 11.135 ha

Sinh trưởng: Thu hoạch xong.

- Lúa muộn

Diện tích: 25.836 ha

Sinh trưởng: Chín - thu hoạch

- Ngô xuân

Diện tích: 5.768  ha

Sinh trưởng: Chín - thu hoạch

- Rau các loại

Diện tích: 4.414 ha

Sinh trưởng: Cây con - PTTL

- Chè

Diện tích: 16.781 ha

Sinh trưởng: Phát triển búp - TH

- Cây bưởi:

Diện tích trên 2.500  ha

Sinh trưởng: Phát triển quả

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

1. Trên lúa muộn: Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 140,4 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại Tân Sơn. Tỷ lệ bệnh phổ biến 2,0 %, cao 14%.

2. Trên chè:

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 1.313,6 ha (nhiễm nhẹ 1.050,6 ha; nhiễm trung bình 263 ha) tại huyện Thanh Ba, Tân Sơn, Đoan Hùng, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Sơn. Tỷ lệ búp hại phổ biến 1,2 - 3,8%, cao 6,0 - 12,0%. Diện tích đã phòng trừ 62,9 ha.  

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 644,6 ha (nhiễm nhẹ 644,6 ha) tại Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Ba. Tỷ lệ búp hại phổ biến 0,5 - 4,0%, cao 6,0 - 8,0%.

- Rầy xanh: Diện tích nhiễm 877,4 ha (nhiễm nhẹ 877,4 ha) tại các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Yên Lập. Tỷ lệ búp hại phổ biến 1,6 - 4,6%, cao 7,0 - 8,0%.

- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 178,9 ha (nhiễm nhẹ 178,9 ha) tại các huyện Tân Sơn, Thanh Ba. Tỷ lệ búp hại phổ biến 1,0 - 3,2%, cao 7,0 - 10,0%.

- Bệnh thối búp: Diện tích nhiễm 148,2 ha (nhiễm nhẹ 148,2 ha) tại huyện Thanh Sơn. Tỷ lệ búp hại phổ biến 0,6%, cao 6,0%.

- Ngoài ra: Bệnh đốm nâu, đốm xám phát sinh và gây hại rải rác.

3. Trên cây ăn quả:

- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 40,1 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Đoan Hùng trên cây bưởi. Tỷ lệ hại phổ biến 0,7%, cao 5,6%. Diện tích phòng trừ 40,1 ha.

Ngoài ra: Bệnh loét, bệnh thán thư, bệnh chảy gôm,  rệp, sâu ăn lá, bọ xít, câu cấu xanh, sâu nhớt phát sinh gây hại nhẹ trên cây bưởi Đoan Hùng. Nhện lông nhung, bọ xít nâu hại rải rác trên cây nhãn, vải.

4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá, bệnh chết ngược, sâu ăn lá, bệnh phấn trắng phát sinh gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.

III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:

1. Trên lúa xuân muộn, lúa chét: Các đối tượng sâu bệnh di chuyển hại trên lúa chét, bờ cỏ. Chú ý các đối tượng: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy các loại, chuột hại,...

2. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

3. Trên cây ăn quả: Nhện đỏ hại nhẹ. Bọ xít, rệp, sâu ăn lá, bệnh loét, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư hại rải rác trên bưởi. Nhện lông nhung, bọ xít nâu hại rải rác trên nhãn, vải.

4. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá, bệnh khô lá, bệnh chết ngược, bệnh phấn trắng, sâu ăn lá phát sinh gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn; sâu ong hại trên cây mỡ.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:

1. Trên lúa:

- Thu hoạch lúa cắt sát gốc rạ, dọn dẹp tàn dư, xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học để hạn chế nguồn sâu bệnh cho vụ sau và bệnh nghẹt rễ sinh lý ở vụ mùa.

- Chuẩn bị giống cho gieo cấy cho vụ mùa theo hướng dẫn cơ cấu giống và thời vụ.  

2. Trên ngô: Tập trung thu hoạch những diện tích ngô đã chín.

3. Trên chè: Cần lưu ý:

- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Actara 25WG, Dylan 2EC,...

- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG),...

- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ xít muỗi trên chè, ví dụ như: Novimec 1.8EC, Dylan 2EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Voliam targo 063SC, Oshin  100SL,....

- Nhện đỏ: Khi nương chè có tỷ lệ lá hại trên 20%; có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ nhện đỏ trên chè, ví dụ như: Agri-one 1SL, Catex 1.8EC (3.6EC), Tasieu 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Benknock 1EC, SK Enspray 99EC, Daisy 57EC, Alfamite 15EC, Sokupi 0.36SL, Rufast 3EC,…

4. Trên cây bưởi:

- Nhện đỏ: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Kamai 730EC, Dylan 2EC, Eska 250EC, Tasieu 1.9EC, Alfamite 15EC,...

- Bệnh chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL, Xanized 72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG),...

- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Dupont TM Kocide  46.1 WG, PN – Coppercide 50WP, Vidoc 80WP, Batocide 12WP,....

- Rệp sáp: Khi cây có trên 25% cành, lá bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như thuốc: Biomax 1EC, Applaud 25SC, Hello 700WG, Map - Judo 25WP, Taron 50EC, Actara 25WG,...

- Sâu vẽ bùa: Khi cây có trên 20% lá bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như thuốc: Brightin 1.8EC, Kuraba WP, Chip 100 SL, Catex 1.8EC (3.6EC), Novimec 1.8EC, Fimex 36EC, Soka 24.5EC, Altivi 0.3EC, Trutat 0.32EC, Dantotsu 16 SG, Dylan 2EC, Eagle 5EC, Emaben 2.0EC,…

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly khi phun thuốc đối với rau, quả, chè; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đúng nơi quy định của địa phương.

Nơi nhận:

- Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);

- Sở Nông nghiệp và PTNT (b/c);

- LĐCC;

- Phòng TT Sở;

- Các Phòng, Trạm BVTV (s/i);

- Lưu: VT.

K/T CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Trường Giang


DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH 
(Từ ngày 25 tháng 5 năm 2017 đến ngày 31tháng 5 năm 2017)

TT

Đối tượng

Cây trồng

Mật độ (con/m2), Tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích(1) nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ

TB

Nặng

Mất trắng

1

Bệnh khô vằn

Lúa muộn

2,0

14

140,4

140,4

84,7

Tân Sơn

2

Bọ cánh tơ

Chè

1,2 - 3,8

6,0 - 12

1.313,6

1.050,6

263

311,5

62,9

Thanh Ba, Tân Sơn, Đoan Hùng, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Sơn

3

Bọ xít muỗi

0,5 - 4

6,0 - 8,0

644,6

644,6

102,3

Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Ba

4

Rầy xanh

1,6 - 4,6

7,0 - 8,0

877,4

877,4

6,3

Tân Sơn, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Yên Lập

5

Nhện đỏ

1,0 - 3,2

7,0 - 10

178,9

178,9

-587,7

Tân Sơn, Thanh Ba

6

Bệnh thối búp

0,6

6,0

148,2

148,2

148,2

Thanh Sơn

7

Nhện đỏ

Bưởi

0,7

5,6

40,1

40,1

40,1

40,1

Đoan Hùng

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...