Thông báo sâu bệnh tỉnh kỳ 20
Toàn tỉnh - Tháng 5/2017

(Từ ngày 11/05/2017 đến ngày 17/05/2017)

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
 

Số:  20/TB – BVTV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày 17 tháng 05 năm 2017

                          

THÔNG BÁO

TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
(Từ ngày 11 tháng 05 năm 2017 đến ngày 17 tháng 05 năm 2017)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG

1. Thời tiết:

Nhiệt độ: Trung bình 26,5 - 27,50C, Cao 33 - 350C, Thấp 23 - 250C. 

Nhận xét khác: Đầu kỳ đêm và sáng sớm có mưa rào, có nơi có dông  rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng; cuối kỳ đêm có mưa rải rác, ngày giảm mây trời nắng. Cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

- Lúa trung

Diện tích: 11.135 ha

Sinh trưởng: Chín - thu hoạch.

- Lúa muộn

Diện tích: 25.836 ha

Sinh trưởng: Ngậm sữa - chắc xanh - đỏ đuôi

- Ngô xuân

Diện tích: 5.768  ha

Sinh trưởng: Chín sữa - chín sáp

- Rau các loại

Diện tích: 4.414 ha

Sinh trưởng: Cây con – PTTL

- Chè

Diện tích: 16.781 ha

Sinh trưởng: Phát triển búp - TH

- Cây bưởi:

Diện tích trên 2.500  ha

Sinh trưởng: Phát triển quả

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

1.     Trên lúa:

- Rầy các loại: Diện tích nhiễm 528,7 ha (nhiễm nhẹ 355,6 ha; nhiễm trung bình 173,1 ha). Diện tích đã phòng trừ 173,1 ha. Mật độ rầy phổ biến 40 - 160 con/m2, cao 320 - 1.200 con/m2, cục bộ 1.600 - 2.100 con/m2 (Yên lập, Thanh Ba); phát dục chủ yếu tuổi 4,5.

- Bệnh khô vằn: Bệnh phát sinh gây hại ở hầu hết các huyện; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Tỷ lệ bệnh phổ biến 2,3 - 7,0%, cao 12,0 - 22,4%, cục bộ 40,2 % (Đoan Hùng). Diện tích nhiễm 1.735,1 ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 1.564,8 ha, nhiễm trung bình 121,6 ha, nhiễm nặng 48,7 ha (Đoan Hùng). Diện tích đã phòng trừ 170,3 ha.

- Bọ xít dài: Diện tích nhiễm 196,2 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ ) tại huyện Yên Lập, Tân Sơn. Tỷ lệ hại phổ biến 0,4 - 1,8 con/m2, cao 2,0 - 3,0 con/m2.

- Ngoài ra: Bệnh bạc lá, sâu đục thân hại rải rác.

2. Trên chè:

- Bọ xít muỗi: Phát sinh và gây hại tại huyện Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Ba, Cẩm Khê,  Đoan Hùng; mức độ hại nhẹ đến trung bình. Tỷ lệ búp hại phổ biến 2,2 - 4,0%, cao 5,0 - 10%. Diện tích nhiễm 636,5 ha (nhiễm nhẹ 593,3 ha; nhiễm trung bình 43,2 ha). Diện tích đã phòng trừ 43,2 ha.  

- Bọ cánh tơ: Diện tích nhiễm 1.517 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại huyện Đoan Hùng, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Sơn, Thanh Ba, Hạ Hòa. Tỷ lệ búp hại phổ biến 1,2 - 3,0%, cao 6,0 - 9,0%.

- Rầy xanh: Diện tích nhiễm 1.417 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn Thanh Ba,, Đoan Hùng , Hạ Hòa, Yên Lập. Tỷ lệ búp hại phổ biến 1,5 - 4,2%, cao 6,0 - 10%.

- Ngoài ra: Nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám phát sinh và gây hại rải rác.

3. Trên ngô:

- Bệnh khô vằn phát sinh và gây hại nhẹ tại huyện Phù Ninh, Đoan Hùng. Tỷ lệ hại phổ biến 2,4 - 8,0%, cao 12 - 17,2%. Diện tích nhiễm 50,2ha (chủ yếu nhiễm nhẹ).

- Ngoài ra: Chuột hại cục bộ. Sâu đục thân, bắp, bệnh đốm lá hại rải rác.

4. Trên cây ăn quả: Nhện đỏ, bệnh loét, bệnh thán thư, bệnh chảy gôm,  rệp, sâu ăn lá, bọ xít, câu cấu xanh, sâu nhớt phát sinh gây hại nhẹ trên cây bưởi Đoan Hùng. Nhện lông nhung, bọ xít nâu hại rải rác trên cây nhãn, vải.

5. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá, bệnh chết ngược, sâu ăn lá, bệnh phấn trắng phát sinh gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.

III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRONG THỜI GIAN TỚI:

1. Trên lúa:

- Rầy các loại: Trong thời gian tới rầy tiếp tục chuyển lứa, tích lũy và gia tăng mật độ, gây hại trên trà muộn; mức độ hại nhẹ  đến trung bình, cục bộ hại nặng, có thể gây cháy chòm, cháy ổ nếu không được phòng trừ kịp thời. Các huyện cần chú ý: Tân Sơn, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Yên Lập, …

- Bệnh khô vằn: Bệnh khô vằn sẽ tiếp tục phát triển và gây hại trên trà muộn, mức độ hại nhẹ đến trung bình. Các huyện cần lưu ý: Thanh Ba, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Tân Sơn, Yên Lập, ...

- Ngoài ra: Sâu đục thân, bọ xít dài, bệnh đen lép hạt, bệnh bạc lá, đốm sọc VK...  gây hại rải rác; lưu ý bệnh đạo ôn cổ bông đối diện tích lúa ngậm sữa.

3. Trên cây ngô: Chuột gây hại cục bộ. Bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, sâu đục thân, bắp hại nhẹ rải rác.

4. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.

5. Trên cây ăn quả: Nhện đỏ hại nhẹ. Bọ xít, rệp, sâu ăn lá, bệnh loét, bệnh chảy gôm, bệnh thán thư hại rải rác trên bưởi. Nhện lông nhung, bọ xít nâu hại rải rác trên nhãn, vải.

6. Trên cây lâm nghiệp: Bệnh đốm lá, bệnh khô lá, bệnh chết ngược, bệnh phấn trắng, sâu ăn lá phát sinh gây hại rải rác trên cây keo, bạch đàn; sâu ong hại trên cây mỡ.

IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:

1. Trên lúa: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh đến ngưỡng, trong đó lưu ý:

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các thuốc trừ rầy dạng tiếp xúc (Ví dụ: Excel Basa 50EC, Nibas 50EC, Victory 585 EC, Rockfos 550 EC,...), khi phun nhất thiết phải rẽ băng rộng từ 0,6 - 0,8 mét, phun kỹ vào gốc lúa.

- Bệnh khô vằn: Khi phát hiện ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phun trừ ngay bằng các thuốc trừ bệnh khô vằn (Ví dụ:  Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco 5SL, Chevil 5SC...).

2. Trên ngô: Tập trung chăm sóc, bón phân cho cây ngô. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

3. Trên chè: Cần lưu ý:

- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được đăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Comda gold 5WG, Eska 250EC, Emaben 3.6WG, Actara 25WG, Dylan 2EC,...

- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ cánh tơ trên chè, ví dụ như: Dylan 2EC (10WG), Javitin 36EC, Aremec 36EC, Reasgant 3.6EC, Proclaim 1.9EC, Kuraba 3.6EC, Emaben 2.0EC (3.6WG),...

- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%; có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc được đăng ký trừ bọ xít muỗi trên chè, ví dụ như: Novimec 1.8EC, Dylan 2EC, Emaben 2.0EC (3.6WG), Voliam targo 063SC, Oshin  100SL,....

4. Trên cây bưởi:

- Nhện đỏ: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Kamai 730EC, Dylan 2EC, Eska 250EC, Tasieu 1.9EC, Alfamite 15EC,...

- Bệnh chảy gôm: Khi trên vườn có trên 10% thân cây bị hại hoặc trên 25% số cành bị hại, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Stifano 5.5SL, Sat 4SL, MAP Green 6SL, Xanized 72WP, Tungsin-M 72WP, Alpine 80WP (80WG),...

- Bệnh loét: Khi cây có trên 10% lá, quả bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như: Dupont TM Kocide  46.1 WG, PN – Coppercide 50WP, Vidoc 80WP, Batocide 12WP,....

- Rệp sáp: Khi cây có trên 25% cành, lá bị hại sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để phòng trừ, ví dụ như thuốc: Biomax 1EC, Applaud 25SC, Hello 700WG, Map - Judo 25WP, Taron 50EC, Actara 25WG,...

Lưu ý: Chỉ sử dụng các thuốc có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly khi phun thuốc đối với rau, quả, chè; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đúng nơi quy định của địa phương.

Nơi nhận:

- Cục BVTV, Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);

- Sở Nông nghiệp và PTNT (b/c);

- LĐCC;

- Phòng TT Sở;

- Các Phòng, Trạm BVTV (s/i);

- Lưu: VT.

K/T CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Trường Giang


DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH 
(Từ ngày 11 tháng 5 năm 2017 đến ngày 17 tháng 5 năm 2017)

TT

Đối tượng

Cây trồng

Mật độ (con/m2), Tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích(1) nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ

TB

Nặng

Mất trắng

1

Bệnh khô vằn

Lúa trung

3,7

14,4

50

50

-1081,6

Đoan Hùng

2

Bệnh khô vằn

Lúa muộn

2,3 - 7

12 - 22,4; CB40,2(ĐH)

1.685,1

1.514,8

121,6

48,7

-492,4

170,3

13/13 huyện

3

Bọ xít dài

0,4 - 1,8

2 - 3

196,2

196,2

148,5

Yên Lập, Tân Sơn

4

Rầy các loại

40 - 160

320 - 1.200; CB1.600 - 2.100(YL, TB)

528,7

355,6

173,1

-163,1

173,1

Yên Lập, Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng

5

Bọ xít muỗi

Chè

2,2 - 4

5 - 10

636,5

593,3

43,2

216,1

43,2

Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Ba, Cẩm Khê, Đoan Hùng

6

Bọ cánh tơ

1,2 - 3

6 - 9

1.517

1.517

260,1

Đoan Hùng, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Sơn, Thanh Ba, Hạ Hòa

7

Rầy xanh

1,5 - 4,2

6 - 10

1.417

1.417

18,8

Thanh Sơn, Tân Sơn,Thanh Ba, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Yên Lập

8

Bệnh khô vằn

Ngô

2,4 - 8

12 - 17,2

50,2

50,2

-68

Phù Ninh, Đoan Hùng

            
Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...