SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ THỌ
CHI CỤC BẢO VỆ
THỰC VẬT
Số: 21 /TB - BVTV
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phú
Thọ, ngày 01 tháng 06 năm 2016
|
Kính gửi:
- Cục Bảo vệ thực vật;
- Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc.
THÔNG BÁO
TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
(Từ ngày 26 tháng 5 đến ngày 01 tháng 6 năm 2016)
I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
1. Thời tiết:
Nhiệt
độ: Trung bình 28 - 300C, Cao 32 - 340C, Thấp 24 - 260C.
Nhận xét khác: Trong kỳ, ngày trời nắng nóng, có lúc có mưa vừa đến
mưa to. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.
2. Cây trồng và giai đoạn
sinh trưởng:
- Lúa sớm
|
Diện
tích: 951,0 ha
|
Sinh
trưởng: Thu hoạch
|
- Lúa trung
|
Diện
tích: 11.932,0 ha
|
Sinh
trưởng: Thu hoạch
|
- Lúa muộn
|
Diện
tích: 24.217,3 ha
|
Sinh
trưởng: Đỏ đuôi - chín
|
- Ngô xuân
|
Diện tích: 5.383,7
ha
|
Sinh
trưởng: Đóng bắp
|
- Chè
|
Diện tích: 16.781,6
ha
|
Sinh
trưởng: Phát triển búp - thu hoạch
|
- Cây bưởi:
|
Diện tích: 2.079,3
ha
|
Sinh trưởng: Phát
triển quả
|
II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY
1. Trên lúa:
- Rầy các loại: Rầy các loại phát sinh
gây hại diện hẹp ở các huyện, thành, thị; mức độ hại nhẹ. Mật độ rầy phổ biến 21 - 99 com/m2, cao
120 - 816 con/m2 (Việt Trì, Lâm Thao); phát dục chủ yếu tuổi 3,4,5.
- Bệnh khô vằn: phát sinh gây hại diện hẹp ở
hầu hết các huyện, thành thị; mức
độ hại nhẹ. Tỷ lệ hại phổ biến 1,4 - 2,9%, cao 8 - 17,5%.
- Ngoài ra: Sâu đục
thân, bọ xít dài, bệnh đen lép hạt, .. hại rải rác.
2. Trên ngô:
- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại nhẹ tại
Phù Ninh, Hạ Hòa, Tân Sơn, Đoan Hùng, Cẩm
Khê. Tỷ lệ hại phổ biến 0,99 - 2,5%, cao 9,9 - 12,5%.
- Sâu đục thân, bắp: Phát sinh và gây hại nhẹ tại Hạ
Hòa, Đoan Hùng, Tân Sơn. Tỷ lệ hại phổ biến 0,53 - 1,33%, cao 6,7 - 10%.
- Ngoài ra: Bệnh đốm lá, chuột hại
rải rác.
3. Trên chè:
- Bọ cánh tơ: Phát sinh và gây
hại tại các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Đoan
Hùng, Yên Lập, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê; mức độ hại nhẹ. Tỷ lệ hại phổ biến 0,33
- 3,06%, cao 4,2 - 8%.
- Bọ xít muỗi: Phát sinh và gây hại nhẹ đến trung bình tại các
huyện Tân Sơn, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Hạ Hòa.
Tỷ lệ hại phổ biến 0,53 - 3,73%, cao 4 - 12%.
- Nhện đỏ: Phát sinh và gây hại nhẹ tại các huyện Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Cẩm
Khê. Tỷ lệ hại phổ biến 0,4 - 2,2%, cao 3 - 12%.
- Rầy xanh: Phát sinh và gây hại nhẹ tại các huyện Thanh
Sơn, Tân Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Yên Lập. Tỷ lệ hại phổ biến
0,3 - 3,2%, cao 4 - 10%.
- Ngoài ra: Bệnh đốm nâu,
đốm xám phát sinh và gây hại rải rác.
4. Trên cây ăn quả:
- Nhện đỏ: Phát sinh và gây hại
nhẹ trên bưởi Đoan Hùng. Tỷ lệ hại phổ biến 0,34%, cao 5%.
- Ngoài ra: Rệp sáp, sâu vẽ bùa,
sâu ăn lá, bệnh loét, bệnh chảy gôm hại rải rác trên cây bưởi. Bọ xít nâu, nhện
lông nhung hại rải rác trên nhãn vải.
5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, mối hại gốc, bệnh khô
cành lá hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.
III. DỰ KIẾN TÌNH HÌNH DỊCH HẠI
TRONG THỜI GIAN TỚI:
1. Trên lúa muộn:
- Rầy các loại: tiếp
tục tích lũy và gia tăng mật độ gây hại trên lúa muộn; mức độ hại nhẹ đến trung
bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, cháy ổ.
- Bệnh khô vằn:
Phát sinh và phát triển gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những
ruộng lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối.
- Ngoài ra: Sâu đục thân hại
cục bộ. Bọ xít dài, bệnh đen lép hạt, bệnh sinh lý, .. hại rải rác.
2. Trên ngô: Sâu đục thân bắp, chuột, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn hại nhẹ.
3. Trên chè: Rầy
xanh, bọ xít muỗi, nhện đỏ, bọ cánh tơ hại nhẹ đến trung bình. Bệnh đốm nâu,
đốm xám, bệnh phồng lá, bệnh thối búp chè hại rải rác.
4. Trên cây ăn quả: Nhện
đỏ hại nhẹ; các đối tượng bệnh chảy gôm, bệnh loét, sâu vẽ bùa, rệp sáp, sâu ăn lá hại rải rác trên cây bưởi. Bọ xít nâu,
nhện lông nhung hại nhẹ trên nhãn vải.
5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, mối hại gốc, bệnh khô
cành lá hại rải rác trên cây keo, bạch đàn.
IV. ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HOẶC CÁC CHỦ TRƯƠNG CẦN TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN Ở ĐỊA PHƯƠNG:
1. Trên lúa muộn: Đẩy mạnh ứng dụng
quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) theo Văn bản số 4848/KH-UBND ngày 23/11/2015
của UBND tỉnh. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt
để các ổ sâu bệnh vượt ngưỡng.
- Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy
trên 1.500 con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ
bằng các thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng ở Việt Nam. Sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiếp xúc mạnh, khi phun nhất thiết
phải rẽ băng rộng từ 0,8 - 1 mét, phun kỹ vào gốc lúa (Ví dụ: Excel Basa
50EC,
Nibas 50EC,...).
- Bệnh khô vằn: Khi phát
hiện ruộng lúa có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, tiến hành phòng trừ bằng các thuốc
trừ bệnh khô vằn đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở
Việt Nam (Ví dụ: Cavil 50WP, Valicare 8SL, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL,
Valivithaco 5SL, ...).
- Ngoài
ra: Theo dõi và phòng trừ kịp thời sâu đục thân, bọ xít dài, bệnh đen lép hạt,
bệnh sinh lý,....
2. Trên ngô: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phòng
trừ kịp thời các đối tượng. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật
độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục
thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng ký trên ngô.
Pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.
3. Trên chè: Chăm sóc theo quy trình
sản xuất chè an toàn, áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, bón
phân đầy đủ cân đối, trồng cây che bóng với mật độ hợp lý. Chỉ phun phòng trừ
với những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc
đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng
đối tượng đăng ký trên chè.
*
Ngoài ra: Theo dõi chặt
chẽ sâu bệnh trên cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Phun trừ các ổ sâu bệnh đến
ngưỡng kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- LĐCC;
- Lưu: KT.
|
CHI CỤC
TRƯỞNG
Phan Văn
Đạo
|
DIỆN TÍCH,
MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH
(Từ ngày 26 tháng 5 năm 2016 đến ngày 01 tháng 6 năm 2016)
TT
|
Đối tượng
|
Cây trồng
|
Mật độ (con/m2), Tỷ lệ (%)
|
Diện tích nhiễm (ha)
|
Diện tích(1)
nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)
|
Diện tích phòng trừ (ha)
|
Phân bố
|
Phổ biến
|
Cao
|
Tổng số
|
Nhẹ - TB
|
Nặng
|
Mất trắng
|
1
|
Bệnh khô vằn
|
Lúa
|
1,4 - 2,97
|
8 - 17,5
|
591,4
|
591,4
|
|
|
449
|
|
Tân Sơn, Việt Trì , Phù
Ninh, Đoan Hùng, Tam Nông, Lâm Thao, Hạ Hòa, Phú Thọ, Thanh Ba
|
2
|
Rầy các loại
|
21- 99,8
|
120 - 816
|
67,5
|
67,5
|
|
|
68
|
|
Việt Trì , Lâm Thao, Đoan
Hùng, Hạ Hòa,Phù Ninh, Tam Nông, Phú Thọ, Tân Sơn, Thanh Ba
|
3
|
Bệnh khô vằn
|
Ngô
|
0,99 - 2,5
|
9,9 - 12,5
|
136,5
|
136,5
|
|
|
122
|
|
Phù Ninh, Hạ Hòa, Tân Sơn,
Đoan Hùng, Cẩm Khê
|
4
|
Sâu đục thân, bắp
|
0,53 - 1,33
|
6,7 - 10
|
5,6
|
5,6
|
|
|
6
|
|
Hạ Hòa, Đoan Hùng, Tân Sơn
|
6
|
Bọ cánh tơ
|
Chè
|
0,33 - 3,06
|
4,2 - 8
|
967,4
|
967,4
|
|
|
-525
|
|
Thanh Sơn, Tân Sơn, Đoan
Hùng, Yên Lập, Hạ Hòa, Cẩm Khê
|
7
|
Bọ xít muỗi
|
0,53 - 3,73
|
4 - 12
|
657
|
657
|
|
|
122
|
182,2
|
Tân Sơn, Đoan Hùng, Cẩm
Khê, Hạ Hòa
|
8
|
Nhện đỏ
|
0,4 - 2,2
|
3 - 12
|
82,9
|
82,9
|
|
|
-821
|
|
Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh
Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Cẩm Khê
|
9
|
Rầy xanh
|
0,7 - 3,2
|
4 - 8
|
823,7
|
823,7
|
|
|
26
|
|
Thanh Sơn, Tân Sơn, Đoan
Hùng, Yên Lập, Hạ Hòa, Cẩm Khê
|
10
|
Nhện đỏ
|
Bưởi
|
0,34
|
5
|
42,2
|
42,2
|
|
|
-43
|
|
Đoan Hùng
|