Thông báo sâu bệnh tháng 8, dự báo sâu bệnh tháng 9 và BPPT
Tam Nông - Tháng 9/2015

(Từ ngày 01/09/2015 đến ngày 30/09/2015)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV TAM NÔNG

Số: 49 /TB-BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       Tam Nông, ngày 03 tháng  9  năm 2015

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 8/2015

 Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 9/2015

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI LÚA TRONG THÁNG 8/2015:

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 5 gây hại mạnh trong đầu tháng 8 trên các trà lúa. Tổng diện tích nhiễm 1.686,6 ha; trong đó nhiễm nhẹ 86,6 ha, nhiễm trung bình 41ha, nhiễm nặng 1.559 ha (Hiền Quan, Thanh Uyên, Hương Nha, Tứ Mỹ, Hồng Đà,…). Diện tích đã phòng trừ 1.600 ha, trong đó diện tích phòng trừ lần 2 là 251,2 ha. Sâu non lứa 6 gây hại nặng trên diện tích lúa trỗ sau ngày 25/8/2015. Diện tích nhiễm nặng 100 ha, diện tích đã phòng trừ 100 ha ( Dị Nậu, Tề Lễ, Vực Trường, Văn Lương, …)

- Sâu đục thân: Phát sinh và gây hại rải rác tại các xã trong huyện; mức độ hại nhẹ trên diện trỗ sau ngày 25/8/2015. Tổng diện tích nhiễm nhẹ 82,2 ha ( Dị Nậu, Tề Lễ, Vực Trường,…). Diện tích phòng trừ 82,2 ha.

- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại ở tất cả các xã trong huyện; mức độ hại nhẹ đến trung bình (Hồng Đà, Hương Nộn, Tứ Mỹ,…). Tổng diện tích nhiễm 419,5 ha; trong đó nhiễm nhẹ 250,8 ha, nhiễm trung bình 168,7 ha. Diện tích phòng trừ 168,7 ha.

- Rầy các loại: Phát sinh và gây hại tại các xã trong huyện; mức độ hại nhẹ. Diện tích nhiễm 86,4 ha.

- Ngoài ra: Bệnh đốm sọc vi khuẩn, nhện gié, chuột hại cục bộ ổ; bọ xít dài hại rải.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 9/2015:

1. Trên lúa:

- Rầy các loại: Tiếp tục tích luỹ và gia tăng mật độ gây hại trên lúa giai đoạn ngậm sữa - đỏ đuôi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ hại nặng sau ngày 10/9 trở đi. Các xã có diện tích trỗ muộn cần chú ý: Dị Nậu, Tề Lễ, Vực Trường, Văn Lương,...

- Bệnh khô vằn: Phát sinh và gây hại trên các trà lúa giai đoạn chắc xanh; mức độ hại nhẹ đến trung bình trên những ruộng rậm rạp, xanh tốt, bón nhiều đạm, ruộng khô hạn, ... Các xã có diện tích trỗ muộn cần chú ý: Dị nậu, Tề Lễ, Vực Trường, Văn Lương,...

- Ngoài ra: Bệnh đốm sọc vi khuẩn, nhện gié, sâu đục thân, chuột hại cục bộ ổ.

2. Trên ngô:

- Sâu đục thân: Phát sinh gây hại rải rác trên ngô đông giai đoạn cây con từ 3- 7 lá; sâu xám phát sinh gây hại nhẹ trên ngô

- Sâu cuốn lá: Phát sinh gây hại nhẹ - TB trên ngô đông giai đoạn cây con từ 3- 5 lá.

- Bệnh vàng lá sinh lý: Phát sinh phát triển và hại nhẹ trên những diện tích cao hạn, ngập úng, nhất là ngô giai đoạn mới ra bầu.

- Ngoài ra: Châu chấu, bệnh đốm lá, sâu cắn lá, chuột hại rải rác.    

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa:

- Rầy các loại: Khi ruộng có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ rầy. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Buproferin, Imidacloprid, Fenobucarb, Chlorpyrifos Ethyl, Pymetrozine, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% dảnh hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh khô vằn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Carbendazim, Hexaconazole, Validamycin, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

 - Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% lá hại sử dụng một trong các loại thuốc có trong danh mục đăng ký trừ bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn. Có thể sử dụng các thuốc thuộc nhóm hoạt chất: Oxolinic acid, Bismerthiazol, Kasugamycin, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Ngoài ra: Cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng Nhện gié, bệnh lem lép hạt, … bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục; Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

2. Trên ngô:

 - Sâu xám, sâu đục thân, sâu cuốn lá: Áp dụng biện pháp thủ công bắt sâu vào buổi sáng sớm khi sâu chưa chui xuống đất. Khi ruộng có tỷ lệ trên 10% cây bị hại, sử dụng các loại thuốc lưu dẫn nội hấp có hoạt chất fipronil, … kết hợp với thuốc tiếp xúc, vị độc có hoạt chất Cypermethrin, Abamectin, … Phun vào buổi chiều tối theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- sâu đục thân, sâu cuốn lá: Khi ruộng nhiễm sâu vượt ngưỡng, sử dụng các loại thuốc lưu dẫn nội hấp có hoạt chất fipronil, … kết hợp với thuốc tiếp xúc, vị độc có hoạt chất Cypermethrin, Abamectin, … Phun thuốc như hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh sinh lý: Khi ruộng có trên 20% cây bị bệnh nên sử dụng phân bón qua lá phun để bổ sung dinh dưỡng cho cây nhanh hồi phục, như phân Pomior, Komix, Antonik, Đầu trâu, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

Nơi nhận:
- Chi cục BVTV (b/c);
- TT: HU - HĐND - UBND huyện (b/c);
- Phòng NN&PTNT huyện- Các ban ngành liên quan;
- UBND các xã và thị trấn;
- Lưu. bvtv

TRƯỞNG TRẠM

 (Đã Ký)

Phạm Hùng

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...