Thông báo sâu bệnh kỳ 35 - Trạm Tam Nông
Tam Nông - Tháng 8/2015

(Từ ngày 24/08/2015 đến ngày 30/08/2015)

CHI CỤC BVTV PHÚ THỌ

TRẠM BVTV TAM NÔNG

 

Số: 47  /TB-BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI 7 NGÀY

(Từ ngày 24  tháng 8  đến ngày 30  tháng 8 năm 2015)

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Thời tiết

Nhiệt độ: Thấp: 250C, Trung bình: 280C, Cao: 350C

Nhận xét khác: Ngày nắng, đêm và sáng đôi lúc trời có mưa, cây trồng sinh trưởng - phát triển bình thường.

2. Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và diện tích canh tác

- Lúa mùa sớm: 1.686,6/1700 ha KH. GĐST: Làm đòng – trỗ bông – phơi màu. Giống: TH 3-5, KD 18, HT 1, VS1, RVT...

II. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CHÍNH

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng:

Tên dịch hại và thiên địch

Mật độ/tỷ lệ (con/m2%)

Tuổi sâu hoặc cấp bệnh phổ biến

Trung bình

Cao

Lúa mùa sớm:  Làm đòng – Trỗ bông – Phơi màu

Bệnh khô vằn

6.7

23.5

C1,3

Rầy các loại

162.7

600

T3,4

Rầy các loại (trứng)

24.8

80

Bọ xít dài

0.18

1

N, TT


 IV. DIỄN BIẾN CỦA MỘT SỐ DỊCH HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CHỦ YẾU 

Tên dịch hại và thiên địch

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng

Tổng số cá thể điều tra

Tuổi, pha phát dục/cấp bệnh

Mật độ hoặc chỉ số

Ký sinh (%)

Chết tự nhiên (%)

1

2

3

4

5

6

N

TT

Trung bình

Cao

Trứng

SN

N

TT

Tổng số

1

3

5

7

9

Bệnh khô vằn

Lúa mùa sớm:  Làm đòng – trỗ bông – Phơi màu

56

35

21

6.7

23.5

Rầy các loại

123

8

18

35

41

9

12

162.7

600

V. DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH

TT

Tên dịch hại

Giống và giai đoạn sinh trưởng cây trồng

Mật độ hoặc tỷ lệ (con/m2/%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích(1) nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ,  Trung bình

Nặng

TH>70%

1

Bệnh khô vằn

Lúa mùa sớm: Làm đòng  - trỗ bông – Phơi màu

5.7-8.3

23.5

419.5

250.8 (nhẹ)

168.7 (TB)

+175.3

168.7

Tam Cường, Tứ Mỹ, Thanh Uyên, Hiền Quan...

2

Rầy các loại

80-200

600

Tứ Mỹ, Dậu Dương, Hồng Đà, Hương Nộn, Hưng Hóa...

3

Rầy các loại (trứng)

24-40

80

Tứ Mỹ, Dậu Dương, Hồng Đà, Hương Nộn, Hưng Hóa...

4

Bọ xít dài

0.2-0.5

1

Tứ Mỹ, Dậu Dương, Hồng Đà, Hương  Chuột Nộn, Hưng Hóa...

VI. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ: (tình hình dịch hại; biện pháp xử lý; dự kiến thời gian tới)

1.Tình hình dịch hại trên lúa mùa sớm:

+ Bệnh khô vằn: Hại nhẹ - TB.

+ Rầy các loại, bọ xít dài: Hại rải rác.

+ Ngoài ra: Sâu đục thân, chuột hại cục bộ.

* Đối với diện tích lúa đang ở giai đoạn đòng già – trỗ thấp thoi: (100 ha)

          - Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non đã nở, mật độ TB 120-180 con/m2, cao 200-240 con/m2, cục bộ ruộng 400 con/m2, phát dục chủ yếu tuổi 1,2.

          - Sâu đục thân 2 chấm: Mật độ ổ trứng trung bình 0.02-0.05 ổ/m2, cục bộ 0.3 ổ/m2.

- Bệnh khô vằn: Hại nhẹ - TB.

          - Ngoài ra: Rầy các loại đang gia tăng tích lũy mật độ, hại rải rác; Chuột hại cục bộ; Bọ xít dài hại rải rác.

2.  Biện pháp xử lý:

* Đối với diện tích lúa đang ở giai đoạn đòng già – trỗ thấp thoi: (100 ha: Dị Nậu, Tề Lễ, Vực Trường...)

Thường xuyên thăm đồng, theo dõi, giám sát các đối tượng sâu bệnh (Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, rầy các loại, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn…) để có biện pháp phòng trừ kịp thời, cụ thể:

        - Sâu cuốn lá nhỏ: Phòng trừ khi ruộng có mật độ sâu trên 20 con/m2 giai đoạn lúa làm đòng.

        - Sâu đục thân:  Khi ruộng có mật độ bướm từ 0,3 con/m2 trở lên hoặc mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m2 trở lên.

Do thời điểm phòng trừ sâu cuốn lá và sâu đục thân trùng nhau nên thời điểm phòng trừ tốt nhất từ ngày 25-28/8/2015.

Các loại thuốc sử dụng: Cần hỗn hợp 01 trong các loại thuốc tiếp xúc mạnh như: Victory 585 EC, Wavotox 585 EC, Nicata 95SP, Clever 300WG, Dylan 10WG, ... Với một trong các loại thuốc nội hấp, lưu dẫn mạnh như: Rigell 800WG, Regrant 800 WG, Finico 800WG, ..... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

(Lưu ý: Những diện tích nhiễm mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao trên 100 con/m2, sau phun thuốc 3 - 5 ngày cần kiểm tra lại nếu ruộng vẫn còn mật độ sâu vượt ngưỡng thì cần phun lại lần 2 để đảm bảo an toàn;  Đối với diện tích nhiễm sâu đục thân cao cần phòng trừ kép khi lúa trỗ 5-7 % và sau khi lúa trỗ hoàn toàn)

- Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20% sử dụng một trong các loại thuốc như: Cavil 50 SC, Lervil 5SC, Valivithaco 5 SL, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

  - Bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn: Ruộng chớm bị bệnh sử dụng một các loại thuốc đặc hiệu sau: Starwiner 20WP, Xanthomix 20WP pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì. Lưu ý trên các ruộng bị bệnh không được bón thêm phân đạm hay phun phân bón lá.

3. Dự kiến thời gian tới:

- Bệnh khô vằn hại nhẹ - TB, cục bộ hại nặng.

- Rầy các loại: Gia tăng tích lũy mật độ, hại nhẹ.

- Chuột hại cục bộ.

* Đối với diện tích lúa trỗ muộn sau 25/8

          - Sâu cuốn lá nhỏ, Sâu đục thân: Hại nhẹ - Tb, cục bộ hại nặng đến rất nặng nếu không được phòng trừ.

- Bệnh khô vằn: Hại nhẹ - TB.

- Rầy các loại: Ra tăng tích lũy mật độ, mức độ hại rải rác – nhẹ.

- Chuột hại cục bộ.

NGƯỜI TẬP HỢP

Hà Bích Ngọc

Ngày 25  tháng 8  năm 2015

TRƯỞNG TRẠM

(Đã ký)

Phạm Hùng

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...