CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT PHU THỌ
TRAM BVTV THANH SƠN
Số: 06 /TB - BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Sơn, ngày 8 tháng 5 năm 2013
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 4
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH THÁNG 5/2013
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 4:
1. Trên lúa:
- Bệnh khô vằn: Bệnh gây hại mức độ nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng trên các diện tích cấy dày, bín nhiều đạm bộ lá xanh tốt rậm rạp, tỷ lệ dảnh hại phổ biến 5- 18%, cao 26,7 – 30,1%. Tổng diện tích nhiễm 1246,606 ha; trong đó diện tích nhiễm nhẹ là 764,406 ha, nhiễm trung bình là 482,199. Diện tích đã phòng trừ là 723,299 ha.
- Bệnh đạo ôn lá: Bệnh hại nhẹ, tỷ lệ hại 2-8,5%. Diện tích nhiễm 388,9 ha.
- Chuột: Gây hại diện rộng trên hầu hết các xã, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên ruộng khô hạn, ruộng lúa thơm, ven đồi gò, trục đường lớn. Tỷ lệ hại phổ biến 3,5 – 8,4%, cao 10,9 – 13%. Tổng diện tích nhiễm 674,802 ha, trong đó nhiễm nhẹ 270,198 ha, nhiễm trung bình 404,604 ha. Diện tích phòng trừ 466,495 ha.
- Bệnh vàng lá sinh lý: Gây hại mức độ nhẹ - trung bình, đặc biệt hại nặng trên các diện tích lúa bị khô hạn nặng. Tỷ lệ hại trung bình 5 - 18%, cao 22 – 30%, cục bộ 44,7%. Tổng diện tích bị hại 330,704 ha; trong đó hại nhẹ 241,10 ha, hại trung bình là 44,802 ha, hại nặng là 44,802 ha.
- Rầy các loại: Đang tiếp tục tích lũy mật độ; Mật độ trung bình 53 – 208 con/m2, cao 588 con/m2.
Ngoài ra: Bệnh bạc lá xuất hiện và hại nhẹ cục bộ. Bọ xít dài hại nhẹ. Sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ hại rải rác
2. Trên ngô xuân: Bệnh khô vằn, đốm lá lớn, sâu ăn lá, sâu đục bắp gây hại nhẹ rải rác.
3. Trên chè:
- Nhện đỏ: Gây hại mức độ nhẹ đến trung bình, đặc biệt hại nặng trên những nương chè dại nắng, khô hạn. Diện tích nhiễm 686,787 ha, trong đó nhẹ 432,262 ha, trung bình 127,262 ha, nặng 127,262 ha; Diện tích phòng trừ 467,8 ha.
- Bọ xít muỗi: Gây hại nhẹ đến nặng. Tổng diện tích nhiễm 1098,4 ha; Trong đó nhiễm nhẹ 630,6 ha, trung bình 305 ha, nhiễm nặng 162,8 ha. Diện tích đã phòng trừ là 627,228 ha.
- Bọ cánh tơ: Gây hại nhẹ đến nặng. Tổng diện tích nhiễm 742,5 ha; Trong đó nhiễm nhẹ 425 ha, trung bình 218,75 ha, nhiễm nặng 98,75 ha. Diện tích đã phòng trừ là 319,188 ha.
- Rầy xanh: Gây hại nhẹ - nặng. Tổng diện tích nhiễm 819,63 ha; Trong đó nhiễm nhẹ 414,192 ha, trung bình 305 ha, nhiễm nặng 100,348 ha. Diện tích đã phòng trừ là 516,591 ha.
4.Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, bệnh đốm lá hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 5:
1. Trên lúa:
- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp tục lây lan và gây hại mạnh đặc biệt trên các diện tích trỗ muộn, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng cấy dày, lá rậm rạp, bón nhiều phân đạm, ruộng khô hạn.
- Bệnh đạo ôn cổ bông: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn cổ bông gây hại mức độ nhẹ, cục bộ trung bình trên các diện tích đã bị nhiễm đạo ôn lá. Các xã đã có nguồn bệnh cần chú ý: Võ Miếu, Địch Quả, Thục Luyện, .....
- Rầy các loại: Tiếp tục tích lũy mật độ và gây hại nhẹ, cục bộ trung bình trên các diện tích lúa trỗ muộn đặc biệt ở các ruộng dộc chua ven đồi, rừng.
- Chuột: tiếp tục gây hại trên các diện tích trỗ muộn mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng lúa thơm, ruộng ven làng, ven đồi gò, kênh mương, đường lớn.
- Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Đề phòng thời tiết mưa dông, bão nguồn bệnh lây lan phát triển gây hại mức độ nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng.
Ngoài ra: Bọ xít dài tập trung gây hại mức độ nhẹ, cục bộ trung bình trên các ruộng trỗ muộn. Sâu đục thân 2 chấm, Sâu cuốn lá nhỏ gây hại nhẹ rải rác.
2. Trên ngô xuân: Bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, sâu đục bắp, rệp, sâu ăn lá, châu chấu gây hại nhẹ. Chuột hại cục bộ.
3. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Nhện đỏ hại nhẹ - trung bình.
4. Cây lâm nghiệp: Mối, dế hại cây con trên rừng mới trồng; Sâu ăn lá, mối hại gốc trên rừng trồng, mức độ hại nhẹ đến trung bình.
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Trên lúa:
- Bệnh khô vằn: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Validacin 5SL, Anvil 5SC, Cavil 50SC, Lervil 5SC, Tilvil 50SC, V-T Vil 500SC, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
- Bệnh đạo ôn cổ bông: cần phun phòng đạo ôn cỏ bông trên các diện tích bị đạo ôn lá bằng các loại thuốc đặc hiệu: Bump 650 WP, Kansui 21,2 WP, Bemsuper 75WP, Fu-army 30WP, Katana 20 SC, ... pha và phun theo hướng dẫn trên bao bì.
- Chuột: Nên tổ chức đánh tập trung, đồng loạt trên toàn bộ diện tích lúa bằng thuốc Rat K 2% D tự phối trộn, vừa có hiệu quả cao, rẻ tiền và an toàn.
- Rầy các loại: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng theo dõi mật độ rầy các loại. Khi ruộng có mật độ trên 1500 con/m2 sử dụng các loại thuốc sau: Tasodant 600EC, Bassa 50EC, Ni Bas 50EC kết hợp với Asimo 10WP, Midan 10WP... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
- Sâu đục thân: Khi ruộng có mật độ ổ trứng trên 0,3 ổ/m2 sử dụng thuốc: Tasodant 600EC, Dylan 10WG, Rigell 800WG, Patox 95SP, ... pha và phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
Ngoài ra: Cần theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, sâu cuốn lá nhỏ, Sâu đục thân 2 chấm. Phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời.
2. Trên ngô xuân: Chăm sóc, phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ. Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
3. Trên cây chè: Phun phòng trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
4. Trên cây lâm nghiệp: Theo dõi các đối tượng sâu bệnh hại cây keo, bạch đàn.
Nơi nhận:
- Chi cục BVTV (b/c),
- UBND huyện, huyện uỷ (b/c),
- Ban chỉ đạo sản xuất huyện
- Các phòng ban liên quan (p/h),
- UBND 23 xã, TT,
- Đài truyền thanh huyện,
- Lưu vt .
|
TRẠM TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hải
|