Thông báo vụ xuân 2013
Thanh Sơn - Tháng 4/2013

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

THÔNG BÁO KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA SÂU BỆNH ĐẦU VỤ

VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH VỤ CHIÊM XUÂN 2013

Trạm Bảo vệ thực vật đã tổ chức tổng điều tra sâu bệnh hại lúa trên toàn huyện từ ngày 18 - 22/3/2013 nhằm đánh giá nguồn sâu bệnh đầu vụ và dự báo tình hình sâu bệnh trong vụ, kết quả cụ thể như sau:

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH ĐẦU VỤ:

1. Bệnh đạo ôn lá:

* Hiện tại: Nguồn bệnh đã xuất hiện và gây hại trên lúa tại các xã trong huyện như Võ Miếu, Địch Quả, Thạch Khoán, Tinh Nhuệ….. Tỷ lệ lá hại phổ biến 0,1 - 0,6%, cao 2,1- 7%, cục bộ ổ 12,1% (Tân Bình- Võ Miếu). Diện tích nhiễm 427,3 ha, trong đó nhiễm nhẹ 201,1ha, nhiễm trung bình 196,2 ha; Số diện tích này đều đã được phòng trừ.  

So với vụ chiêm xuân năm 2012, thời gian phát sinh bệnh đạo ôn lá tương đương, quy mô gây hại cao hơn cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước không có diện tích nhiễm).

* Dự báo trong vụ: Đạo ôn lá phát triển gây hại nhẹ, rải rác. Cục bộ ổ đạo ôn lá trên các giống nếp, BC15, Q5, KD18, ... Đặc biệt lưu ý khi thời tiết âm u, có mưa phùn, ẩm độ cao. Đạo ôn cổ bông gây hại đầu đến giữa tháng 5 trên những khu đồng đã có đạo ôn lá, mức độ hại nhẹ cục bộ ổ.

2. Bệnh khô vằn:

* Hiện tại: Bệnh đã xuất hiện và gây hại nhẹ tại các xã Cự Đồng, Yên Lương, Võ Miếu, Sơn Hùng, Thạch Khoán. Tỷ lệ dảnh hại phổ biến 2,4- 4,3%, cao 8,5 - 11,1%. Diện tích nhiễm 61,2 ha.

So với năm 2012, thời gian phát sinh sớm hơn (cùng kỳ năm trước không có diện tích nhiễm).

* Dự báo trong vụ: Bệnh tiếp tục lây lan và gây hại mạnh từ cuối tháng 4 đến hết tháng 5, giai đoạn lúa làm đòng - trỗ bông - chín sáp; Quy mô, mức độ hại tương đương và cao hơn năm 2012 (Khoảng 500 ha ) ở tất cả các xã; Bệnh gây hại nặng trên các ruộng cấy dày, lá rậm rạp, bón nhiều phân đạm, ruộng thường xuyên bị hạn, ...

3. Chuột:

* Hiện tại: Chuột gây hại trên lúa tại các xã trong huyện( ven đồi, làng, nghĩa địa). Tỷ lệ dảnh hại phổ biến 0,1 - 0,5%, cao 5 – 8,6%; Cục bộ 22,9%. Diện tích nhiễm 443,2 ha, trong đó nhiễm nhẹ đến trung bình 406,0 ha, nhiễm nặng 37,2 ha; Số diện tích này các địa phương đang triển khai đánh chuột.

So với cùng kỳ quy mô gây hại cao hơn (Cùng kỳ năm 2012 diện tích nhiễm là 44,3 ha).

* Dự báo trong vụ: Chuột tiếp tục tích lũy và gia tăng gây hại trên các trà lúa của tất cả các xã trong huyện. Quy mô và mức độ hại cao hơn năm trước; Dự kiến khoảng 400  ha; Cần lưu ý trên các ruộng lúa thơm, ruộng ven làng, ven đồi gò, kênh mương, đường lớn.

4. Sâu đục thân:

 * Hiện tại: Sâu đục thân cú mèo và sâu đục thân 5 vạch gây hại trên diện hẹp tại các xã trong huyện. Tỷ lệ dảnh hại phổ biến 0,2 - 0,5%, phát dục chủ yếu tuổi 2, 3.

So với cùng kỳ năm 2012, thời gian phát sinh sớm hơn, quy mô gây hại tương đương.

 * Dự báo trong vụ: Sâu đục thân cú mèo và sâu đục thân 5 vạch giảm gây hại trong thời gian tới.

5. Ruồi đục nõn:

* Hiện tại : Gây hại chủ yếu trên trà trung, trà muộn tại hầu hết các huyện; Tỷ lệ hại phổ biến 1,7-18,4% gây hại trên diện rộng cục bộ trên chân ruộng lúa tốt. Tổng diện tích bị hại nhẹ 241,1. Thời gian phát sinh tương đương, quy mô gây hại cao hơn cùng kỳ năm 2012.

* Dự báo trong vụ: Ruồi sẽ giảm gây hại trong thời gian tới, lúa giai đoạn đẻ nhánh có khả năng đền bù cao, không cần phòng trừ đối tượng này.

6.  Rầy các loại:

       * Hiện tại: Mật độ trung bình 2,1-  80 cao 200 con/m2( Yên Sơn) phát dục chủ yếu tuổi 2, 3, Thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

        * Dự báo trong vụ : Rầy trưởng thành tiếp tục để trứng và tích lũy mật độ gây hại trên lúa giai đoạn đòng đến trỗ cuối tháng 4 đầu tháng 5 mức độ hại  tương đương cùng kỳ năm 2012( 900 ha).

7. Các đối tượng khác: Hiện tại sâu đục thân 2 chấm, sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện rải rác chưa đến ngưỡng phòng trừ; Nguồn sâu đầu vụ tương đương và cao hơn năm 2012 và đang được tiếp tục theo dõi chặt chẽ.

II/ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ:

1. Biện pháp chỉ đạo:

- Tháng 4 và 5 là 2 tháng các đối tượng sâu bệnh gia tăng gây hại trong vụ; Đề nghị UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn huy động cán bộ khuyến nông cơ sở, bà con nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời các ổ sâu bệnh và hướng dẫn bà con nông dân phun triệt để các ổ sâu bệnh đã đến ngưỡng theo hướng dẫn của trạm BVTV. Tăng cường thanh kiểm tra thị trường thuốc BVTV trong cao điểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

2. Kỹ thuật phòng trừ:

- Bệnh đạo ôn: Khi ruộng chớm bị bệnh, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu: Bump 650 WP, Kansui 21,2 WP, Bemsuper 75WP, Fu-army 30WP, Katana 20 SC, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh khô vằn: Ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, dùng thuốc Validacin 5SL, Anvil 5SC, Cavil 50SC, Lervil 5SC, Tilvil 50SC, V-T Vil 500SC, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì.

- Chuột: Nên tổ chức đánh tập trung, đồng loạt trên toàn bộ diện tích lúa bằng thuốc Rat K 2%D tự phối trộn, vừa có hiệu quả cao, rẻ tiền và an toàn.

- Sâu đục thân: Khi ruộng có mật độ ổ trứng trên 0,5 ổ/m2 hoặc tỷ lệ dảnh hại trên 10% sử dụng thuốc: Tasodant 600EC, Dylan 10WG, Rigell 800WG, Patox 95SP, ... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì.

- Rầy các loại:  Khi ruộng có mật độ rầy trên 1500 con/m2( 30- 35 con/khóm)  sử dụng các loại thuốc: Victory 585EC, Tasodant 600EC, Superista 25EC, Bassa 50EC, Jetan 50EC, Rockfos 550 EC, hỗn hợp với 01 trong các loại thuốc: Penalty 40WP, Sectox 10WP, Actara 25WP, Midan 10WP, ... pha theo hướng dẫn kỹ thuật ghi trên vỏ bao bì .

Nơi nhận:                      

- Chi cục BVTV (b/c),

- UBND huyện, huyện uỷ (b/c),

- Các phòng ban liên quan (p/h),

- Ban chỉ đạo sản xuất huyện,

- UBND 23 xã, TT,

- Đài truyền thanh huyện,

- Lưu vt    .                                                        

TRẠM TRƯỞNG

                 

                   Nguyễn Thị Hải

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...