CHI CỤC TT&BVTV
PHÚ THỌ
TRẠM TT&BVTV
THANH BA
Số:
10 /TB -TT&BVTV
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh
Ba, ngày 06 tháng 05 năm 2020
|
THÔNG
BÁO
Tình
hình sâu bệnh tháng 4/2020
Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 5/2020
I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 4/2020:
1. Trên lúa trà 1:
- Bệnh khô
vằn: Phát sinh gây hại ở hầu hết các
xã trên các trà lúa. Diện tích nhiễm 664 ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 362 ha, diện tích nhiễm
trung bình 188 ha. Diện tích nhiễm nặng 114 ha Diện tích đã
phòng trừ là 302 ha.
- Bệnh đạo ôn lá: Phát sinh gây hại ở hầu hết các xã trên các
giống lúa J02, TBR225, BC15,
lúa lai. Diện tích nhiễm 203 ha, trong đó diện tích
nhiễm nhẹ 103 ha, diện tích nhiễm trung bình 100
ha. Diện tích đã phòng trừ là 100 ha.
- Rầy các
loại: Diện
tích nhiễm 14 ha, chủ yếu nhiễm nhẹ.
- Ngoài ra: Bệnh bạc lá, bọ xít dài, chuột gây rải rác.
2. Trên lúa trà 2:
- Bệnh khô
vằn: Phát sinh gây hại ở hầu hết các xã trên các
trà lúa. Diện
tích nhiễm 328 ha, trong đó diện tích nhiễm
nhẹ 198 ha, diện tích nhiễm trung bình 65 ha. Diện tích nhiễm nặng 65 ha Diện tích đã phòng trừ là 130 ha.
- Bệnh đạo ôn lá: Phát sinh gây hại ở hầu hết các xã trên các
giống lúa J02, TBR225, BC15,
lúa lai. Diện tích nhiễm 131 ha, trong đó diện tích
nhiễm nhẹ 66 ha, diện tích nhiễm trung bình 65
ha. Diện tích đã phòng trừ là 65 ha.
- Ngoài ra: Bệnh bạc lá, rầy các loại, bọ xít dài, chuột gây rải rác.
3. Trên cây ngô:
Sâu keo mùa thu,
bệnh khô vằn, bệnh đốm lá hại rải rác.
4. Trên cây chè:
- Bọ xít muỗi:
Diện tích nhiễm 103 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại các xã Đồng Xuân, Hanh Cù, Đông
Lĩnh,...
- Rầy xanh: Diện
tích nhiễm 44 ha (chủ yếu nhiễm nhẹ) tại các xã Đồng Xuân, Hanh Cù, Đông
Lĩnh,...
- Ngoài ra: Bệnh phồng lá,
thối búp, nhện đỏ gây hại rải rác.
5. Trên cây bưởi: Bệnh thán thư, rệp các loại, sâu ăn lá, bọ xít,
bọ trĩ, nhện, bệnh chảy gôm, bệnh loét, nhện đỏ phát sinh gây hại rải rác trên cây bưởi.
II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 5/2020:
1. Trên cây lúa:
- Rầy các loại: Tiếp tục tích lũy, gia tăng mật độ, gây hại cục bộ trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ
đến trung bình, cục bộ ổ nặng, gây cháy chòm, cháy ổ trên diện tích lúa đang
chín sáp. Các xã cần chú ý: Lương Lỗ, Đỗ Xuyên, Mạn Lạn, Khải Xuân, Hanh Cù, Đại An, Sơn Cương, Đồng Xuân…
- Bệnh khô vằn: Bệnh tiếp
tục phát triển, lây lan và gây hại, nhất là trên diện tích lúa đang chín sữa
đến chín sáp. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng
lúa rậm rạp, bón nhiều đạm và bón phân không cân đối, bón phân muộn.
- Bệnh bạc lá: Trong điều kiện trời
có mưa rào kèm theo dông, lốc, bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh và
gây hại. Mức độ hại nhẹ đến trung bình trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp,
nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh. Các xã cần chú ý: Mạn Lạn, Hanh Cù,...
Ngoài ra: Sâu
đục thân, bọ xít dài gây hại khu ruộng ven rừng, đồi gò, ruộng lúa thơm trỗ
muộn.
2. Trên cây chè: Rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít
muỗi, nhện đỏ, bệnh đốm nâu, đốm xám hại rải rác.
3. Trên cây bưởi: Trong tháng 5 cần lưu ý đến nhện, bọ xít vai nhọn, sâu đục thân cành, bệnh chảy gôm.
Ngoài ra còn có rệp các loại, sâu ăn lá, bọ trĩ, bệnh thán thư, bệnh loét phát
sinh gây hại rải rác .
III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:
1. Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ rầy trên 1.500
con/m2 (30 - 40 con/khóm) cần tiến hành phòng trừ bằng các loại
thuốc trừ rầy đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở
Việt Nam, ví dụ: Yoshito 200 WP, Chersieu 75 WG, Excel Babsac 600 EC,
Ekar 700 EC, Narora 700 EC, Superista 25 EC, Nibas 50 EC,... Nếu lúa ở giai đoạn chắc xanh trở đi khi phun cần phải rẽ băng rộng
từ 0,8 - 1 mét, phun kỹ vào gốc lúa.
2. Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ trên 20% dảnh hại cần tiến hành phòng trừ bằng các thuốc trừ
bệnh khô vằn đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt
Nam (Ví dụ: Anvil 5 SC, Lervil 50SC, Jinggangmeisu 3SL, Valivithaco
5SL, Valigreen 50SL, ...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao
bì.
3. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi
khuẩn: Sau mưa dông, cần kiểm tra ngay
đồng ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các
thuốc đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam
(Ví dụ: Avalon 8 WP, Starwiner 20WP, Xanthomix
20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Totan 200WP, Basu 250WP,ViSen 20SC, ...). Những
ruộng bị bệnh nặng cần phun kép (2 lần, cách nhau 5 ngày).
4. Bệnh đạo ôn: Khi phát hiện ruộng bị bệnh trên lá phải phòng trừ ngay
để ngăn ngừa đạo ôn cổ bông. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát
triển, ruộng đã nhiễm trên lá, cần phun kép 2 lần khi lúa trỗ thấp tho và khi
trỗ hoàn toàn. Sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, ví dụ như:
Tilbis super 550SE, Fu-army 30WP, 40EC, Fuji-One 40WP, 400EC, Bemgold
750 WP, Kitini super 750 WP, Katana 20SC, Lúa vàng 20WP, ,
Trizole 75WP, Ka-bum 650WP, Funhat 40WP, Bamy 75WP,... Lưu
ý trên một số giống mẫn cảm như: J02,TBR 225, Nếp, Thiên ưu 8, lúa lai Trung Quốc ...).
Lưu ý: Đối với diện tích lúa đang trỗ thì cần phun
thuốc vào trước 8h sáng và sau 16h chiều.
5. Ngoài ra: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ để phòng trừ
kịp thời sâu đục thân hai chấm, chuột, bọ xít dài,... trên lúa và các đối tượng khác trên cây trồng
bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong danh mục; Thu gom triệt để bao bì thuốc bảo vệ thực vật
sau sử dụng để dúng nơi quy định của địa phương./.
Nơi nhận:
- TTHU
(b/ c);
- UBND Huyện (b/c);
- Chi cục TT& BVTV (b/c);
- Các ban ngành(P/H);
- 19 xã, thị trấn;
- Lưu trạm.
|
TRƯỞNG TRẠM
Nguyễn Bá Tân
|
1.