Thông báo sâu bệnh tháng 3. Dự báo sâu bệnh tháng 4 năm 2010
Toàn tỉnh - Tháng 4/2010

(Từ ngày 01/03/2010 đến ngày 31/12/9999)

I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 3/2010:

1. Thời tiết: Đầu tháng, đêm và sáng có sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng ấm. Giữa và cuối tháng, trời nhiều mây có mưa  rào rải rác, đêm và sáng trời lạnh. Nhiệt độ trung bình 22 - 240C, cao 28 - 300C, thấp 16 - 18oC. Cây trồng sinh trưởng phát triển bình thường.

2. Cây trồng:

- Lúa chiêm, xuân sớm: Cuối đẻ - đứng cái, làm đòng.

- Lúa xuân muộn: Đẻ nhánh rộ - cuối đẻ.

- Cây rau: Phát triển thân lá - Thu hoạch.

- Cây ngô: 4 - 8 lá.

- Cây đỗ tương: 2 - 6 lá .

- Chè kinh doanh: Nảy búp.

- Cây lâm nghiệp: Chăm sóc cây giống, đảo bầu; chăm sóc rừng non. Cuốc hố, trồng rừng vụ xuân.

3. Tình hình sâu bệnh:

a, Trên lúa:

- Bệnh nghẹt rễ sinh lý: Hại trên diện rộng, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 2.402,7 ha, trong đó nhiễm nhẹ 1.651,2 ha, nhiễm trung bình 125,6 ha, nhiễm nặng 625,9 ha.

- Ốc bươu vàng: Gây hại trên trà lúa xuân muộn, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 1.056,1ha, trong đó nhiễm nhẹ 765,4 ha, nhiễm trung bình 81,4 ha, nhiễm nặng 209,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 696,2 ha.

- Chuột: Gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các diện tích ven đồi, gò, ven bờ trục lớn. Diện tích nhiễm 1.327,2 ha, trong đó nhiễm nhẹ 1.085,8 ha, nhiễm trung bình 216,7 ha, nhiễm nặng 24,7.

- Bệnh đạo ôn: Gây hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 236,2 ha, trong đó nhiễm nhẹ 227,1 ha, nhiễm trung bình 9,1 ha. Diện tích đã phòng trừ 54,5 ha.

- Ruồi đục nõn: Gây hại nhẹ đến trung bình. Diện tích nhiễm 1.243,3 ha, trong đó nhiễm nhẹ 1012 ha, nhiễm trung bình 231,3 ha. Diện tích đã phòng trừ 255,9 ha.

- Các đối tượng: Bọ trĩ, bệnh vàng lá sinh lý, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy các loại, bệnh khô vằn gây hại nhẹ. Bệnh vi rút lúa lùn sọc đen xuất hiện tại các huyện Yên Lập, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Tân Sơn, Cẩm Khê.

b, Trên rau:

- Sâu tơ: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 39 ha, trong đó nhiễm nhẹ 9 ha, nhiễm trung bình 15 ha, nhiễm nặng 15 ha. Diện tích đã phòng trừ 34 ha.

- Sâu xanh: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 41,6 ha, trong đó nhiễm nhẹ 13,6 ha, nhiễm trung bình 19 ha, nhiễm nặng 9 ha. Diện tích đã phòng trừ 37 ha.

- Bọ nhảy: Gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Diện tích nhiễm 35 ha, trong đó nhiễm nhẹ 10 ha, nhiễm trung bình 5 ha nhiễm nặng 20 ha. Diện tích đã phòng trừ 31 ha.

- Các đối tượng: Sâu khoang, rệp hại nặng cục bộ trên diện hẹp.

c, Trên ngô: Bệnh sinh lý, sâu xám, sâu ăn lá gây hại nhẹ.

d, Trên cây đậu tương: Sâu cuốn lá gây hại nhẹ đến trung bình. Sâu xám, bệnh lở cổ rễ, ruồi đục thân, chuột gây hại nhẹ.

e, Trên chè: Bọ xít muỗi hại nhẹ đến trung bình. Rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh thối búp gây hại nhẹ.

g, Trên cây ăn quả: Nhện lông nhung, bọ xít nâu hại nhẹ trên cây nhãn, vải. Bệnh chảy gôm, sâu vẽ bùa, sâu nhớt hại nhẹ trên cây bưởi.

h, Trên cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành, sâu ăn lá, mối gốc hại nhẹ trên cây keo, bạch đàn.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 04/2010:

1. Trên lúa:         

- Bệnh đạo ôn: Trong điều kiện thời tiết ấm, trời âm u, ẩm độ không khí cao, bệnh đạo ôn lá lây lan, phát triển và gây hại diện rộng trên các trà. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy ổ trên các giống nếp, DT10, DT13, Xi23, X21, KD18, Q5... nhất là các ruộng lúa xanh tốt, bón nhiều đạm.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục tích lũy và gây hại trên các trà chiêm, xuân sớm; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên chân vàn trũng.

- Bệnh khô vằn: Nguồn bệnh đã xuất hiện và lây lan gây hại diện rộng trên các trà; mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những chân ruộng rậm rạp, bón nhiều đạm, ruộng bị hạn ...

- Chuột: Tiếp tục gia tăng gây hại trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng ở những ruộng ven gò, ven kênh mương, đường lớn, ven nghĩa trang.

- Bệnh sinh lý: gây hại trên các chân ruộng dộc chua, cát xô, ruộng cao hạn. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng.

- Bệnh lùn sọc đen: Bệnh xuất hiện rải rác ở những nơi đã bị nhiễm bệnh virus trên lúa và ngô vụ đông.

Ngoài ra: Theo dõi bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn thường phát sinh sau các trận mưa dông, bão; Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bọ xít dài gây hại nhẹ đến trung bình.

2. Trên rau: Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang gây hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng. Bệnh thối nhũn, đốm vòng gây hại nhẹ. Bệnh sương mai, héo xanh trên cây cà chua hại nhẹ đến trung bình.

3. Trên ngô:  Châu chấu, sâu ăn lá, chuột, bệnh sinh lý, sâu đục thân, bệnh đốm lá hại nhẹ đến trung bình.

4. Trên cây đậu tương: Sâu cuốn lá tiếp tục hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng nếu không phòng trừ kịp thời. Bệnh lở cổ rễ, ruồi đục thân gây hại nhẹ đến trung bình.

5. Trên chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh thối búp hại nhẹ đến trung bình

5. Cây ăn quả: Bệnh chảy gôm, sâu đục thân cành, sâu vẽ bùa, sâu nhớt hại cục bộ trên bưởi Đoan Hùng. Bệnh sương mai, nhện lông nhung, bọ xít nâu, sâu ăn lá hại nhẹ trên cây nhãn, vải.

6. Cây lâm nghiệp: Bệnh khô cành, sâu ăn lá, mối gốc hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên cây keo, bạch đàn. Mối, dế phá hoại cây con keo, bạch đàn trên rừng mới trồng. Châu chấu tre lưng vàng phát sinh nở rộ và gây hại tre, mai, luồng; đặc biệt lưu ý các xã thuộc huyện Đoan Hùng đã bùng phát dịch những năm trước.

III/  BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ :

1. Trên lúa:

- Tập trung chỉ đạo bón phân chăm sóc lúa, tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh, cần chú ý các đối tượng sau:  

+ Bệnh đạo ôn lá: Khi phát hiện ruộng bị bệnh không được bón các loại phân bón và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trong ruộng. Trên những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5%, sử dụng thuốc Bemsuper 75WP, Beam 75 WP, Fuji - one 40 WP, New Hinosan 30 EC, Fu-army 30 WP, Kasai 21,2 WP, One - Over  40 EC, ... phun theo chỉ dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.

   + Bệnh khô vằn: Khi ruộng có tỷ lệ dảnh hại trên 20%, sử dụng các loại thuốc Lervil 5SC, Aloannong 50SL, Validacin 5 SL, Jinggang meisu 3SL, 5WP, ... phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

  + Rầy nâu, rầy lưng trắng: Khi ruộng có mật độ rầy cám (tuổi 1, 2) trên 1500 con/m2 (30 con/khóm) sử dụng các loại thuốc Actara 25WG, Sectox 10WP, Midan 10WP, Penalty 40WP, Superista 25 EC,... pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.

+ Bệnh do vi rút lúa lùn sọc đen: Cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng phát hiện cây lúa bị nhiễm bệnh cần nhổ vùi ngay tránh lây lan ra diện rộng. Trường hợp có trên 20% số khóm lúa trên ruộng bị nhiễm bệnh phải tiến hành tiêu huỷ cả ruộng lúa. Phát hiện sớm và phòng trừ các loại rầy bằng các thuốc đặc hiệu.

2. Trên rau:

Chăm sóc rau theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn, phun phòng trừ những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh v­ượt ngưỡng bằng các thuốc đặc hiệu có trong danh mục quy định cho rau, chú ý đảm bảo thời gian cách ly.

3. Trên ngô:

Chăm sóc, theo dõi sâu bệnh thường xuyên, phun trừ các ổ sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ.

4. Trên cây đậu tương:

Tăng cường kiểm tra phát hiện, phun triệt để các đối tượng sâu bệnh hại, cần chú ý phòng trừ các đối tượng sau:

- Sâu cuốn lá: Khi mật độ trên 30 con/m2 sử dụng các loại thuốc hoá học Regent 800WG, Finico 800 WG, Actamec 20EC, 40EC…Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Bệnh lở cổ rễ: Khi bệnh chớm xuất hiện cần hướng dẫn nông dân nhổ bỏ cây bị bệnh, rắc vôi bột trực tiếp vào đất. Dùng một số loại thuốc hoá học: Validacin 5SL, Tilt Super 300 ND… Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

- Ruồi đục thân: Khi xuất hiện sâu hại sử dụng các loại thuốc Luckyler 6EC, 25EC, Soka 24.5EC, Kuraba 3.6EC…Phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.

5. Cây ăn quả:

Tiếp tục theo dõi sâu bệnh trên cây ăn quả. Phun phòng trừ bệnh sương mai, nhện lông nhung, bọ xít nâu trên nhãn, vải bằng các thuốc đặc hiệu. Phun phòng trừ bệnh chảy gôm, sâu đục thân cành, sâu vẽ bùa, sâu nhớt trên cây bưởi Đoan Hùng bằng các thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn trên bao bì.

5. Cây lâm nghiệp: Chú ý bệnh héo ngọn, khô cành trong vườn ươm và keo trồng từ 1 - 3 tuổi, phát hiện kịp thời, cắt bỏ những cành, cây bị bệnh, phun phòng trừ diện tích keo chớm bị nhiễm bệnh bằng các thuốc đặc hiệu. Thực hiện đảo bầu và hãm cây giống trước khi xuất vườn đi trồng để đảm bảo tỷ lệ sống cao.

    Điều tra phát hiện sớm và chỉ đạo phòng trừ khống chế không để châu chấu hại tre, mai, luồng bùng phát thành dịch. Khi phát hiện các ổ dịch cần sử dụng các loại thuốc hóa học như: Binhfos 50 EC, Pertox 5 EC, Comet 85 WP, ... pha liều lượng, nồng độ theo chỉ dẫn trên bao bì; Sử dụng bình phun thuốc có động cơ hoặc bình phun bơm tay có cần nối dài, phun theo chiều xoáy chôn ốc từ ngoài vào trong.

Nơi nhận:

- Cục BVTV (b/c);

- Trung tâm BVTV phía Bắc (b/c);

- VP TU, HĐND, UBND tỉnh (b/c);

- Lãnh đạo Sở: Ông Thước, ông Hùng (b/c);

- Phòng Trồng trọt, P. Kế hoạch Sở;

- Trạm BVTV huyện, thành, thị;

- Lãnh đạo, các Phòng ban Chi cục;

- L­ưu: VT, KT.

KT. CHI CỤC TRƯỞNG

PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

Phạm Văn Hiển

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...