Thông báo sâu bệnh tháng 2 . Dự báo sâu bệnh tháng 3 và biện pháp phòng trừ
Thanh Sơn - Tháng 3/2017

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

CHI CỤC BVTV TỈNH PHÚ THỌ

TRẠM BVTV THANH SƠN

 


Số: 03/TB-BVTV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Sơn, ngày 14  tháng 03 năm 2017

THÔNG BÁO

Tình hình sâu bệnh tháng 2

 Dự báo tình hình sâu bệnh tháng 3


I/ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRONG THÁNG 2:

1. Trên lúa xuân muộn:

- Ốc bươu vàng: Gây hại nhẹ, diện tích nhiễm 190,5 ha.

- Bệnh sinh lý: Phát sinh và gây hại mức độ nhẹ trên các diện tích dộc chua, ruộng vàn cao thiếu nước. Diện tích nhiễm 137,4 ha.

- Ruồi đục nõn: Gây hại nhẹ, diện tích nhiễm 247,99 ha.

Ngoài ra: Bệnh đạo ôn vết bệnh xuất hiện rải rác. Chuột, bọ trĩ, sâu cuốn lá, rầy các loại,… hại nhẹ rải rác.

2. Trên cây chè:

- Bọ cánh tơ: gây hại nhẹ, diện tích nhiễm 164 ha.

- Bọ xít muỗi: gây hại nhẹ, diện tích nhiễm 148,2 ha.

- Rầy xanh: gây hại nhẹ, diện tích nhiễm 187,8 ha.

- Nhện đỏ: gây hại nhẹ, diện tích nhiễm 187,8 ha.

- Bệnh phồng lá: gây hại nhẹ, diện tích nhiễm 187,8 ha.

Ngoài ra: bệnh đốm nâu, chăm xám gây hại rải rác.

3. Cây ngô đông:

- Sâu xám gây hại nhẹ, diện tích nhiễm 17,9 ha. Ngoài ra: sâu ăn lá hại nhẹ rải rác.

4. Trên cây bưởi:

- Rệp sáp, sâu vẽ bùa, sâu xanh bướm phượng, câu cấu xanh, ... hại nhẹ rải rác.

5.  Trên cây lâm nghiệp:

- Sâu ăn lá, mối hại gốc, bệnh khô lá, bệnh chết ngược ... gây hại nhẹ rải rác trên cây keo, bạch đàn. Bệnh phấn trắng hại nhẹ rải rác cây con trong vườn ươm.

II/ DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI THÁNG 3:

1. Trên lúa xuân muộn:

- Bệnh đạo ôn lá: trong điều kiện thời tiết âm u, độ ẩm không khí cao bệnh có thể lây lan gây hại nhẹ, cục bộ ổ trung bình trên các các giống nhiễm, giống lúa có bộ lá to, các diện tích bón nhiều đạm. Các xã cần chú ý: Xã Địch Quả, Văn Miếu, Yên Lương,....

- Ngoài ra: Chuột gây hại cục bộ. Rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh sinh lý,... gây hại rải rác.

2. Trên cây chè: Bệnh phồng lá, rầy xanh, Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, bệnh đốm nâu, đốm xám,... gây hại nhẹ.

3. Trên ngô: Sâu ăn lá, sâu đục thân,... hại rải rác.

4. Trên cây bưởi: Rệp sáp, sâu vẽ bùa gây hại nhẹ; sâu xanh bướm phượng, câu cấu xanh, bệnh chảy gôm, bệnh thối hoa... hại nhẹ rải rác.

5. Trên cây lâm nghiệp: Sâu ăn lá, bệnh chết ngược trên cây keo,.. gây hại rải rác.   

III/ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ:

1. Trên lúa xuân muộn: Tập trung chăm sóc, bón phân thúc đủ lượng, đúng thời điểm kết hợp làm cỏ sục bùn cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Thường xuyên thăm đồng phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại, áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, cụ thể:

- Chuột hại: Các xã, thị trấn tổ chức, thực hiện tốt đợt diệt chuột tập trung từ ngày 25/02 -20/3/2017 theo nội dung Kế hoạch số 123/KH-UBND  ngày 20/02/2017 của UBND huyện Thanh Sơn. Sau khi kết thúc đợt diệt chuột tập trung các xã, thị trấn cần tiếp tục tuyên truyền bà con nông dân trên địa bàn tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

- Bệnh đạo ôn: Khi phát hiện ruộng bị bệnh, dừng bón các loại phân hóa học và thuốc kích thích sinh trưởng, cần giữ đủ nước trên ruộng. Những ruộng có tỷ lệ lá hại trên 5% tiến hành phòng trừ ngay bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng ký trên lúa. Ví dụ: Katana 20SC, Fu-army 30WP, Sieubem 777WP,... Pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.

- Bệnh sinh lý: Khi ruộng lúa bị bệnh ngừng bón phân đạm, tăng cường làm cỏ sục bùn bổ sung vôi bột với lượng 10-15kg/sào, phân chuồng hoai mục, kết hợp sử dụng các loại phân bón qua lá có hàm lượng lân cao như XO siêu lân, Sogan siêu ra rễ,.. nhằm bổ sung dinh dưỡng và giải độc cho lúa.

2. Cây ngô xuân: Tập trung chăm sóc, dặm tỉa, làm cỏ cho ngô , trên các diện tích ngô trồng sớm cần bón thúc đủ lượng cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sâu, bệnh hại. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích ngô có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng ký trên ngô. Pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì. Tích cực diệt chuột bằng biện pháp kỹ thuật tổng hợp.

3. Trên chè: Chăm sóc theo quy trình sản xuất chè an toàn, áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, bón phân đầy đủ cân đối. Chỉ phun phòng trừ với những diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh vượt ngưỡng bằng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng ký trên chè.

- Rầy xanh: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được dăng ký trừ rầy xanh hại chè, ví dụ như: Actara 25EC, Dylan 2EC, Emaben 3.6WG, ...

- Bọ cánh tơ: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được dăng ký trừ bọ cánh tơ hại chè, ví dụ như: Reasgant 3.6EC, Dylan 2EC, Emaben 3.6WG, ...

- Bọ xít muỗi: Khi nương chè có tỷ lệ búp hại trên 10%, có thể sử dụng các loại thuốc được dăng ký trừ bọ xít muỗi hại chè, ví dụ như: Novimec 1.8EC, Dylan 2EC, Emaben 3.6WG, ...

4. Trên cây bưởi:  

- Sâu vẽ bùa: Khi trên cây có trên 20% lá, lộc non bị hại; Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng ký trên cây có múi, ví dụ như: Catex 1.8EC (3.6EC), Soka 24.5EC, Altivi 0.3EC, …

- Rệp sáp: Khi cây có trên 25% cành lá bị hại; Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu có trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam theo đúng đối tượng đăng ký trên cây có múi, ví dụ như: Biomax 1EC, Applaud 25SC, Map-Judo 25WP, Actara 25WG,...

- Bệnh chảy gôm: Đối với vết bệnh hại cục bộ ở phần gốc, cạo sạch vết bệnh và quét vào vết bệnh, nếu cây bị nhẹ có thể phun sử dụng các loại thuốc đặc hiệu, ví dụ như: Stifano 5.5SL, Tungsin-M72WP, Alpine 80WP,...

5. Trên cây lâm nghiệp: Tiếp tục theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây keo, bạch đàn, bồ đề./.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, pha và phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn; khi sử dụng thuốc BVTV xong phải thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đúng nơi quy định của địa phương./.

Nơi nhận:

- Chi cục BVTV (b/c);

- UBND huyện (b/c);

- Phòng NN&PTNT huyện (p/h);

- UBND các xã và thị trấn (t/h);

- Đài TT huyện (đưa tin);

- Thành viên tổ công tác giúp việc BCĐSX.

- Lưu. bvtv.

TRẠM TRƯỞNG

Đinh Thanh Bình






DIỆN TÍCH, MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG DỊCH HẠI CHÍNH 
(Từ ngày 01 tháng 2 năm 2017 đến ngày 31 tháng 2 năm 2017)

TT

Đối tượng

Cây trồng

Mật độ (con/m2), Tỷ lệ (%)

Diện tích nhiễm (ha)

Diện tích(1) nhiễm so với cùng kỳ năm trước (ha)

Diện tích phòng trừ (ha)

Phân bố

Phổ biến

Cao

Tổng số

Nhẹ - TB

Nặng

Mất trắng

1

Ốc bươu vàng

Lúa xuân muộn

0,5-1

2-3

190,5

190,5

Địch Quả, Tất Thắng

2

Bệnh sinh lý

2-6

10

137,4

137,4

Địch Quả,Thục Luyện, Võ Miếu, Thị trấn Thanh Sơn,…

3

Ruồi đục nõn

2,5-12,8

15

247,99

247,99

Tất Thắng, Địch Quả, Thị trấn, Thạch Khoán,...

4

Bọ cánh tơ

Chè kinh doanh

2-4

5-8

164

164

Võ Miếu, Thục Luyện

5

Bọ xít muỗi

2-4

5-6

148,8

148,8

Võ Miếu, Thục Luyện, Địch Quả

6

Rầy xanh

1-5

6-8

187,8

187,8

Võ Miếu, Thục Luyện, Địch Quả

7

Bệnh phồng lá

3-9

20

187,8

187,8

Thục Luyện

8

Nhện đỏ

2-10

187,8

187,8

Võ Miếu, Thục Luyện, Địch Quả

9

Sâu xám

Ngô xuân

2-5

17,9

17,9

Võ Miếu, Thục Luyện

















Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...