Thông báo sâu bệnh kỳ 7 ngày 29/4-05/5, BPPT
Yên Lập - Tháng 5/2020

(Từ ngày 01/01/1754 đến ngày 31/12/9999)

THÔNG BÁO

Tình hình dịch hại 07 ngày trên lúa và biện pháp phòng trừ

 (Từ ngày 29/4 đến 05/5/2020 và dự báo trong 7 ngày tới)

Hiện nay, các trà lúa xuân đang trong giai đoạn trỗ - ngậm sữa - chắc xanh. Qua kết quả điều tra sinh vật hại tuần 19 (04-05/5/2020), Trạm Trồng trọt và BVTV thông báo kết quả tình hình dịch hại, dự báo 7 ngày tới và đề xuất các biện pháp phòng trừ như sau:

I/ TÌNH HÌNH DỊCH HẠI VÀ DỰ BÁO 7 NGÀY TỚI:

1. Rầy các loại

* Hiện tại: Rầy các loại đang tích lũy mật độ và gây hại cục bộ tại một số xã, thị trấn. Mật độ rầy phổ biến 120 – 400 con/m2, cao 800 – 1200 con/m2, cục bộ 1.500 – 1.750 con/m2 ( Xuân Viên, Thị trấn Yên Lập). Phát dục chủ yếu tuổi 2,3 và trưởng thành. Diện tích nhiễm 112,7 ha trong đó nhiễm nhẹ 82,7 ha, nhiễm trung bình 31 ha. Diện tích phòng trừ là 31 ha.

* Dự báo: Trong kỳ tới, thời tiết được dự báo có nắng nóng, tạo điều kiện thuận lợi cho rầy các loại tiếp tục tích lũy và gia tăng mật độ. Mức độ gây hại cục bộ trên các trà lúa, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ ổ hại nặng. Các xã cần chú ý: Xuân Viên, Thị trấn Yên Lập, Lương Sơn, Mỹ Lung,... .

2. Bệnh khô vằn

* Hiện tại: Bệnh khô vằn phát sinh và gây hại trên các trà và các giống lúa tại các xã và thị trấn. Tỷ lệ hại phổ biến: 6 - 9%, cao 12 - 18%. Cấp bệnh 1,3. Diện tích nhiễm 280,2 ha chủ yếu là diện tích nhiễm nhẹ .

* Dự báo: Bệnh khô vằn sẽ tiếp tục phát sinh, lây lan và gây hại trên các trà lúa sau trỗ. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên những ruộng rậm rạp, bón phân không cân đối.

3. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

* Hiện tại: Trong kỳ vừa qua hầu hết các diện tích nhiễm bệnh đến ngưỡng đã được phun phòng trừ hiệu quả. Tuy nhiên, còn một số diện tích phun phòng trừ gặp mưa nên hiệu quả thấp, bệnh tiếp tục phát triển và gây hại rải rác thành các chòm ổ trên ruộng ở một số xã và thị trấn, trên các giống: JO2, Nhị ưu 838, Nhị ưu số 7, TBR225, ... . Tỷ lệ bệnh hại phổ biến 1 - 3%, cao 4 - 7%, cục bộ ổ 10 – 15% ( Khu Đồng Cả - Thị trấn Yên Lập).Cấp bệnh phổ biến 1,3.

* Dự báo: Đề phòng sau cơn mưa rào, dông lốc bệnh sẽ tiếp tục phát triển, lây lan nhanh trên diện tích lúa chân trũng, vàn thấp, diện tích bị ngập hoặc diện tích bị nước tràn qua. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng trên các ruộng xanh tốt, lá rậm rạp, nhất là trên diện tích đã xuất hiện nguồn bệnh. Các xã cần chú ý: Mỹ Lung, Xuân Viên, Thị trấnYên Lập, Thượng Long, Đồng Thịnh, Hưng Long... .  

4. Ngoài ra: Ngoài ra bệnh đen lép hạt, bọ xít dài, sâu đục thân, bệnh sinh lý ...hại rải rác, cần tiếp tục quan tâm theo dõi chỉ đạo phòng trừ.

II/ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

1.     Biện pháp Chỉ đạo

Hiện tại các trà lúa xuân đang trong giai đoạn trỗ bông – phơi màu, chín sữa – chín sáp, do đó cần chủ động phòng chống các đối tượng sinh vật gây hại để giảm tối đa thiệt hại và đảm bảo an toàn cho sản xuất vụ Chiêm xuân. Từ nay đến cuối vụ thời gian không còn nhiều đề nghị UBND các xã và thị trấn, thực hiện tốt sự chỉ đạo của UBND huyện tại văn bản số: 454/UBND – NN&PTNT, ngày 08/4/2020 Về việc tăng cường chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Xuân 2020.Và Văn bản số: 558/UBND-NN&PTNT ngày 27/4/2020 v/v tăng cường chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa trong điều kiện thời tiết bất thuận.

Đề nghị UBND xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong công tác phòng trừ sâu bệnh. Phân công cán bộ công chức phụ trách nông nghiệp, tổ khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở kiểm tra đồng ruộng, khoanh vùng các khu, cánh đồng, trà lúa, để phòng trừ hiệu quả triệt để các đối tượng sâu bệnh.

2.     Kỹ thuật phòng trừ

* Rầy các loại: Khi phát hiện ruộng lúa mới trỗ đến chín sữa có mật độ rầy trên 1.500 con/m2 (30- 40 con/khóm). Sử dụng các loại thuốc có trong danh mục cho phép ví dụ: Nibas 50EC, Superista 25EC, Midan 10WP, Chersieu 75WG, ....

Đối với diện tích lúa đang trong giai đoạn chín sáp thì sử dụng một trong số các loại thuốc ví dụ: Babsax 40WP, Chess 50WG, Nibas 50EC, Boxing 405EC ... và cần rẽ băng từ 0,8-1m, phun kỹ vào gôc lúa.

           * Bệnh khô vằn: Khi ruộng lúa nhiễm bệnh có tỷ lệ dảnh hại trên  20%, tiến hành phòng trừ ngay bằng các thuốc đặc hiệu trừ bệnh khô vằn đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Tilt super 300EC, Chevin 5SC, Anvil 5SC, Validacin 5SL,...).

* Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Sau mưa dông, cần kiểm tra ngay đồng ruộng. Nếu phát hiện ruộng chớm bị bệnh, cần phun phòng trừ ngay bằng các thuốc đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Starwiner 20WP, Kamsu 2SL, Xanthomix 20WP, Sasa 25WP, Kasumin 2SL, Totan 200WP, Basu 250WP,ViSen 20SC, ...). Những ruộng bị bệnh nặng cần phun kép (2 lần, cách nhau 5 ngày).

           Lưu ý: Đối với diện tích lúa đang trỗ thì cần phun thuốc vào trước 8h sáng và sau 16h chiều.

Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Yên Lập thông báo và kính đề nghị UBND các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo./.

Nơi nhận:

- TTHU, HĐND huyện (b/c);

- CT, PCT UBND huyện (b/c);

- Chi cục BVTV Phú Thọ (b/c);

- CVP, PCVP huyện;

- Phòng NN&PTNT;Trạm Khuyến nông,

- Đài TT- TH;Các xã, TT;

- Lưu;

PHÓ TRƯỞNG TRẠM

                        Đã ký

Nguyễn Thị Nam Giang

Các thông báo sâu bệnh khác
Loading...