V/ Nhận xét
1.Tình hình dịch hại:
* Trên lúa mùa sớm: Sâu non mới nở gây hại với mật độ phổ biến 8-16 con/m2, cao 24-32 con/m2; Phát dục chủ yếu tuổi 4,5. Tổng diện tích nhiễm: 365.5 ha. Nhẹ: 322.5 ha; TB: 43 ha.
- Bệnh bạc lá lúa xuất hiện gây hại cục bộ ruộng (TT Thanh Thủy).
- Bệnh khô vằn phát sinh trên những chân ruộng cấy dày, rậm rạp, ruộng bón thừa phân đạm, mức độ hại rải rác – nhẹ.
- Trưởng thành đục thân 2 chấm ra rải rác.
- Chuột hại cục bộ ruộng.
* Trên trà mùa trung: Sâu non tiếp tục gây hại với mật độ phổ biến 8 - 16 con/m2, cao 24 - 32 con/m2 (Xuân Lộc, Thạch Đồng, Tân Phương ...); phát dục chủ yếu tuổi 3, 4. Diện tích nhiễm nhẹ 20 ha.
- Ngoài ra: Bệnh khô vằn, rầy các loại, sâu đục thân hại rải rác. Chuột hại cục bộ
2. Dự kiến thời gian tới:
- Sâu cuốn lá nhỏ hại nhẹ - TB, cục bộ hại nặng trên những ruộng không phòng trừ.
- Ngoài ra,các đối tượng: Rầy các loại, sâu đục thân 2 chấm, bệnh bạc lá vi khuẩn, bệnh sinh lý gây hại rải rác- nhẹ.
3. Biện pháp xử lý
Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Áp dụng kỹ thuật SRI, chăm sóc, làm cỏ sục bùn, bón phân thúc đẻ sớm giúp lúa sinh trưởng phát triển tốt. Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ triệt để các ổ sâu bệnh vượt ngưỡng, cụ thể:
- Sâu cuốn lá nhỏ: Khi phát hiện ruộng lúa có mật độ sâu cao trên 20 con/m2 (đối với trà sớm), 50 con/m2 (đối với trà trung) cần tiến hành phòng trừ bằng các thuốc trừ sâu cuốn lá đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam (Ví dụ: Clever 300WG, Dylan 10WG, Emagold 6.5 WG, Tasieu 5WG, Alocbale 40EC, Rigell 800WG, F16 600EC,...), pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên bao bì.
- Ngoài ra: Theo dõi chặt chẽ và phòng trừ kịp thời các đối tượng bệnh sinh lý, sâu đục thân,...; tích cực diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.
NGƯỜI TẬP HỢP
Hà Bích Ngọc |
TRẠM TRƯỞNG
Trần Duy Thâu |
Các thông báo sâu bệnh khác
|